Những bí mật mà làng game không muốn bạn biết – P1

Làng game có những bí mật mà ít game thủ nào biết và họ cũng không muốn công bố rình rang về chúng, chỉ khi nào bạn thực sự đi tìm mới nhận ra.

“Chơi game cho vui” tất nhiên không thể sai vào đâu được với những người đơn thuần tận hưởng giá trị cốt lõi và phổ biến nhất của trò chơi điện tử trong mỗi khoảnh khắc hòa mình vào ảo giới bất kể nền tảng hay thể loại nào. Đó cũng là thông điệp mà làng game, ngành công nghiệp không khói khổng lồ của thế giới ngày ngày cố sức lan tỏa nhằm thu hút khách hàng. Và cũng là để lấn át không ít sự thật chả mấy vui vẻ đang hoặc đã âm thầm len lỏi nấp sau một màn hình ngập tràn những khung cảnh kỳ diệu khác xa thực tại.

Làng game

Làng game có những chiếc hộp bí mật (ảnh mượn của Overwatch)

Vâng, có những thứ “sau cánh gà” mà nhà sản xuất không muốn công bố cho bạn biết. Hãy cùng Mọt game tìm hiểu một số trong đó nhé.

Khoảnh khắc xuất thần của bạn đã được tính toán từ trước

Có một sự thật phũ phàng rằng mỗi lần bạn gào thét, khoe mẻ khắp xóm làng về cái lần “thánh nhập” bất tử một tay một phím cân bầy quái mới đêm trước ấy, đều là do nhà sản xuất “tính cả rồi”. Chính là vậy, game được tạo ra để người chơi tận hưởng cái cảm giác khoan khoái hết lần này đến lần khác vượt qua những thử thách ngỡ như không tưởng hay nói cách khác là làm cho người chơi nghĩ rằng chúng không thể bị “phá đảo”. Rồi đến một lúc nào đó, bạn sẽ trở thành nhân vật chính trong cái cuốn phim ảo tưởng do đội lập trình tạo ra, bất tử nhưng tưởng mình vì hay mà né được đòn.

Làng game

Khoảnh khắc xuất thần đầy hứng khởi thực ra đã được “cài” trong code từ trước

Jennifer Scheurle – Game Designer đã từng hỏi đồng nghiệp của mình trên twitter chia sẽ về những cơ chế bí mật mà họ đưa vào game nhằm tăng “độ phê” cho người chơi mỗi lần động phím. Chúng được gọi là cơ chế “Khoảnh khắc thần thánh” hay “OMG moment”. Vài game như Assassin’s Creed, BioShock và Doom sử dụng cơ chế nêu trên.

Những điểm sinh mệnh (HP) ít ỏi còn lại của người chơi thật ra khó mà bị tước đi hơn phần vì vài vạch mỏng te thực sự có cùng giá trị với cả đoạn kha khá dài của thanh máu. Ban đầu chúng bị rút thẳng tay bởi lũ trùm hay quái con, rồi càng về sau thì mỗi đòn đánh bạn bị dính chỉ tốn một ít mà thôi. Số khác là do lập trình viên giới hạn tỉ lệ đánh trúng của quái vật khi mà chúng đã kéo kha khá máu của bạn hay không thể đánh trúng bạn được ở mấy pha “dạo đầu” để bạn có thể hạ đo ván bọn nó mà qua màn rồi thốt lên: “Trời đất, phê vãi, đấm mãi con boss mới “ngỏm. Cơ mà qua màn rồi, quá đã!”.

Rõ ràng là lũ quái không hề dễ đoán như mà bạn nghĩ mà là do đội sản xuất biết tỏng bạn trước khi bạn thực sự mua game, rồi cho bạn thỏa mãn cái cảm giác được chinh phục thử thách sau cơ số lần chết chỏng vó. Lần sau, khi quẩy Dark Souls hay Cuphead, hãy nhớ những gì bạn đã đọc ở đây nhé.

Phần lớn tiền bán game chảy vào túi nhà phát hành

Thực tế phủ phàng khác là đa số những đội lập trình, sản xuất hay gia công game mà bạn chơi rồi khen hay đó chẳng bỏ túi được nhiều tiền lắm đâu. Cho dù game có bán được vài triệu bản, phá kỷ lục doanh thu đi nữa thì nhóm phát triển cũng chỉ lãnh “lương cứng” được khoáng từ trước.

Làng game

Nhà phát triển nhận lương cứng hàng tháng, nhà phát hành hưởng lãi từ tiền bán game

Những người thực sự viết từng dòng lệnh hay tạo ra những nhân vật, những mô hình ba chiều hay tỉ tỉ thứ hay ho mà bạn nghịch phá mỗi ngày trong game cũng chỉ là dân “làm công ăn lương sản phẩm” mà thôi. Họ làm việc cực kì chăm chỉ hay thậm chí là cực nhọc (mình sẽ đề cập đến việc này ở phần tiếp theo) để hoàn thành dự án mà nhà đầu tư có thể là bất kỳ công ty nào hay do chính họ bỏ tiền ra. Sau đó, những công ty phát hành sẽ đem sản phẩm đó bán cho bạn kiếm lời.

Phần vì đội làm game không có chi phí hay khả năng tự phát hành, phần lớn là do họ thuộc sở hữu của những gã “to béo” tham lam mà tiêu biểu như EA hay Activision Blizzard. Rồi thì chuyện bán game lời được bao nhiêu đi nữa cũng là chuyện mà nhà phát hành mới có quyền chia chác. Thường thì lợi nhuận sẽ đi về khâu phát hành hưởng, tất nhiên game lỗ thì họ cũng phải chịu. Trừ khi lỗ quá nhà phát hành “quê độ” cho đóng cửa studio đuổi tất cả nhân viên phát triển ra đường. Đấy, khỏi phải nói là cái nghề lắm tiếng mà ít miếng này nó thực sự bèo bọt như thế nào nhỉ!

Làng game

Tựa game Descent của nhà phát triển Parallax Software

Năm 2015, tựa game Descent đã bị gỡ khỏi GOG.com vì nhà phát triển Parallax Software và nhà phát hành Interplay đã “cãi cọ” với nhau về tiền bản quyền mãi mà chưa có được thỏa thuận nào vừa lòng cả hai phiá. Parallax đã không nhận được một xu nào trong suốt tám năm ròng mà Interplay hốt bạc cực đậm từ tựa game trên.


Nintendo khiến làng game cho nữ giới “ra rìa”

“Gamergate” (#Gamergate) chính là từ khóa bạn cần nhập ngay lên google mà tìm để dọc về vụ này nếu quan tâm. Đây là một chuỗi những vụ lùm xùm liên quan đến một đám vô học nghiền game và thái độ tiêu cực hạng nhất trên mạng xã hội có định kiến thù địch đối với game thủ nữ trên toàn thế giới.

Làng game

Gamergate nổi đến độ nó có cả logo riêng

Hai nạn nhân trực tiếp của chúng trên mạng là Brianna Wu, một người phụ nữ đã đăng vài dòng đùa cợt trên Twitter về cái định kiến chết tiệt khiến việc tìm bạn game là nữ giới khá khó khăn và Anita Sarkeesian – một nữ nhà văn và người đấu tranh vì Nữ quyền. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho làng game về tư tưởng kỳ thị phụ nữ vẫn đang tồn tại rất nặng. Trước đây làng game đâu có như vậy?

Nhiều năm về trước, Carol Shaw – một nữ game designer người cực kì nổi tiếng vào thời điểm hệ máy Atari đang thống trị thị trường console game Bắc Mĩ với tựa game River Raid; Lori Cole góp sức trong Quest for Glory của Sierra… Họ, những tượng đài trong ngành là minh chứng cho nữ giới với vị trí công bằng mà có được không thể phủ nhận. Còn có rất nhiều game với nhân vật chính là nữ giới nữa.

Làng game

“Nữ hiệp” Carol Shaw và tựa game River Raid

Ờ thì game giờ cũng có nhân vật nữ và nhân viên  làm game là nữ mà? Đúng, nhưng những người phụ nữ trên là những cái tên cực kỳ sáng giá trong ngành và game thời đó chẳng có cái thứ gọi là “thu hút nam giới” bằng “xôi thịt” của nhân vật nữ trong game. Càng không có chuyện mỗi lần nhắc tới streamer hay game thủ nữ là cái thứ đầu tiên xuất hiện trong đầu các bạn là số do ba vòng dạng khủng hay mặt xinh như tiên.

Tất cả những ví dụ trên đều cho thấy một điều, từ rất lâu rồi game được định hướng dành cho đối tượng khách hàng nam và kéo theo đó là hàng loạt định kiến từ gamer đến nhà làm game đều thiên về nam giới. Rồi liên quan gì tới “Đại gia giàu ngầm”? Có, chính hắn là thủ phạm vô tình khơi màu vụ này từ rất lâu về trước, ngày mà ngành công nghiệp trò chơi điện tử còn thực sự bình đẳng quan tâm tới khách hàng bất kể giới tính.

 

thiết bị chơi game10 thiết bị chơi game hiện đại nhưng “hại điện” của Nintendo – P1

Không phải phát minh mới lạ nào cũng thành công, Nintendo đã chứng minh rất rõ chân lý đó với 10 thiết bị chơi game thất bại dưới đây.

 

Chúng ta hãy quay lại giai đoạn Nintendo “dong buồm” chinh phục thị trường Bắc Mĩ những năm 1990. Nhanh chóng chiếm được thế thượng phong nhờ khéo léo luồn lách đưa chiếc máy chơi game con cưng thời đó của họ cùng cái điều khiển game lên kệ với hình hài của một con robot. Ờ, robot đấy, nó được gọi là R.O.B, và là 1 trong 10 sáng kiến tệ hại của Nintendo. Và rồi mọi người cứ nghĩ rằng game là một món đồ chơi của tụi con trai vì… rõ ràng là mấy bé mặc đầm có bao nhiêu em thích robot hơn búp bê đâu.

Làng game

Con robot R.O.B đóng vai trò một tai cầm điều khiển của máy NES giống khẩu súng huyền thoại

Tuy nhiên xu hướng đó bất ngờ ăn khách và có vẻ như kéo nền công nghiệp game ra khỏi cơn khủng hoảng “ế hàng” ở thời đó. Thế là “a lê hấp” nhà làm game cứ thế hùa theo vì ít ra họ thấy Nintendo bán được hàng trong cơn khủng hoảng thị trường máy chơi game. Cứ thế thời gian trôi, nữ giới vì thế có lẽ bị đẩy ra xa cuộc vui và trở thành kẻ ngoại đạo của thế giới vốn mà họ từng có phần góp cực lớn.

Game thủ là con mồi béo bở của bọn hacker

“HỆ THỐNG THÔNG BÁO”, “HỆ THỐNG QUÀ TẶNG,” “NHẬN SKIN MIỄN PHÍ” ai chơi “game mạo hiểm” thì khỏi lạ gì cái đám này nhỉ! Bọn nó là ai và tồn tại vì mục đích gì? Để dụ mấy em nhỏ ngây thơ lắm tội vạ đôi khi với thèm muốn ít vật phẩm lung linh trên “trời rơi xuống” mà chẳng có xu nào để chi.

Làng game

Hacker luôn làm mọi cách để chiếm đoạt thông tin người chơi game

Cám dỗ của việc sở hữu những món đồ giá trị mà chẳng phải bỏ một xu quá lớn với một bộ phận người chơi game khiến họ dính bẫy bọn tin tặc ngay tắp lự. Thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của bạn có thể bị đánh cắp khi kẻ tấn công vui vẻ chi tiền tặng cho bạn trong một game rồi âm thầm lục lọi dữ liệu máy tính của bạn. Cái click chuột vào link độc kia chính là “chìa khóa mở két” bạn ném thẳng vào tay hacker và chúng lấy được mọi thông tin về tài khoản ngân hàng hay thông tin bảo mật tài khoản game, thông tin xác minh giao dịch ảo…

Một ví dụ khác cho thấy sự táo tợn của bọn tin tặc là việc một công ty Trung Quốc bị kiện vì hành vi ăn cắp thông tin tài khoản XBox rồi bán chúng trên “chợ đen” từ tận 2015. Đến tận 2017 rồi mà Microsoft vẫn chưa làm gì được để chấm dứt tình trạng trên. Điều đáng buồn hơn nữa là những công ty kinh doanh và quản lí  thông tin thanh toán của khách hàng sử dụng dịch vụ của họ chẳng thể hay chẳng thèm bận tâm bảo vệ chúng khỏi tay bọn “trộm online”.

Nguồn: Motgame.vn

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang