Bất ngờ chuyện các dòng code của phim Ma Trận hóa ra chỉ là... công thức nấu ăn!
Được xem là một tác phẩm thuộc hàng kinh điển, đỉnh của chóp trong ngành công nghiệp điện ảnh, Ma Trận lại ẩn giấu một sự thật vô cùng buồn cười về các dòng code thoạt nhìn có vẻ nguy hiểm nhưng hóa ra chỉ là... công thức nấu ăn.
Ma Trận là gì?
The Matrix hay Ma Trận là tựa phim bom tấn ra mắt vào năm 1999 do Lana Wachowski và Lilly Wachowski đạo diễn. Thuộc thể loại khoa học viễn tưởng, Ma Trận đưa ta theo chân một hacker biệt danh Neo. Một lần nọ, Neo gặp gỡ một nhóm Hacker bí ẩn gồm Trinity và Morpheus. Từ đây, Neo dần nhận ra sự thật rằng thế giới mà anh đang sống là giả. Ở thế giới thật, con người đang bị bọn người máy sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng. mong muốn thay đổi điều này, Neo cùng các đồng đội chống lại bọn người máy.
Với nội dung quá đỗi lôi cuốn cùng phần hiệu ứng kỹ xảo vượt thời đại, Ma Trận đạt được mức doanh thu vô cùng ấn tượng, tạo tiền đề vững chắc cho các phần phim tiếp theo ra đời. Cho đến nay, những gì Ma Trận đem lại cho khán giả đã biến chuỗi phim này trở thành tượng đài bất tử trong làng điện ảnh.
Xem thêm: TOP 5 live-action chuyển thể từ manga kinh dị đáng sợ nhất thách bạn dám xem hết!
Sự thật về các dòng code của Ma Trận
Vì là một phim thuộc thể loại khoa học viễn tưởng lại có dính dáng đến "hacker" nên Ma Trận có một hình ảnh mang tính biểu tượng mang tên "Green Rain" với rất nhiều dòng code, nhìn siêu "nguy hiểm". Những dòng code này không chỉ bao gồm các chữ số mà còn có cả các ký tự từ bảng chữ cái Hiragana và Katakana của Nhật Bản. là Không ai thật sự hiểu được ý nghĩa của các dòng code này... cho đến gần đây, sự thật về chúng mới được hé lộ.
Theo lời nhà thiết kế sản xuất Simon Whiteley, người đã tạo nên các dòng code mang tính biểu tượng trên thì những đoạn mã mà chúng ta nhìn thấy... thực chất là có nghĩa đấy, chứ không phải là viết bừa ra đâu. tuy nhiên, Simon nói rằng đoạn mã này là các ký tự mà ông quét được từ... sách dạy nấu ăn từ cô vợ người Nhật của mình. Các ký tự sau đó được sắp xếp lại, đảo ngược ở vài chỗ để làm tăng sự khó hiểu cho khán giả.
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa
Thực chất, việc các đoạn code xuất hiện trên phim không phải là code thật rất thường xuyên xảy ra. Trong các tựa phim như Mr.Robot hay Who Am I, những đoạn mã được làm khá đơn giản, cốt chỉ để "lòe" người xem đồng thời hạn chế việc có ai đó bắt chước. Tựa phim Breaking Bad cũng từng làm điều tương tự đối với các công thức chế tạo "đá" (tất nhiên rồi, phim mà làm như thật thì chắc thành phim giáo dục luôn mất!).
Những dòng code kia hóa ra chỉ là công thức nấu ăn mà thôi, thật thú vị đúng không nào? Lag.vn nghĩ đây sẽ là một "kiến thức kỳ quái" tuyệt vời giúp bạn sau này, dù có xem phim công nghệ ảo ma thế nào, cũng sẽ tinh ý mà nhận ra được sự thú vị mà những nhà làm phim che giấu đằng sau chúng nhé!
Xem thêm: TOP 20 anime MÁU ME nhất lịch sử - Lưu ý cân nhắc kĩ trước khi xem! (Phần 2)
Tham gia cộng đồng fan anime manga và cập nhật những thông tin nóng hổi tại đây:
Bài cùng chuyên mục