Thời gian gần đây, trang báo nổi tiếng Screen Rant đã đưa ra góc nhìn rằng "manga luôn mang tính chính trị". Tư tưởng có phần phiến diện và đầy chiêu trò này đã gặp phải phản ứng vô cùng thú vị từ cộng đồng mạng, tạo nên những làn sóng dư luận đầy bất ngờ.
Mới đây, Screen Rant, trang báo & thông tin điện tử nổi tiếng đã đăng tải một bài viết với tiêu đề như sau:
Manga Has Always Been Political, Western Readers Just Never Realize It.
Tạm dịch:
Manga luôn mang tính chính trị, chỉ là độc giả phương Tây chưa bao giờ nhận ra điều đó.
Kèm với bài viết, Screen Rant đã chia sẻ lên Twitter với dòng trạng thái tạm dịch như sau:
Trong lúc nhiều người vẫn cho rằng sự nổi tiếng của manga dựa vào việc nó ít có yếu tố chính trị, một góc nhìn chi tiết hơn đã chỉ ra rằng tính chính trị đã ăn sâu và tồn tại từ lúc bắt đầu.
Trong bài viết, Screen Rant đưa ra các dẫn chứng từ Akira, Attack On Titan hay Death Note. Kết luận của bài là dựa trên các manga trên, có thể thấy truyện tranh Nhật Bản cũng chính trị như bất kỳ truyện tranh nào của Marvel hay DC. Thậm chí, một manga thuần đánh đấm giải trí như Dragon Ball cũng được trang báo này cho rằng "chúng vẫn tồn tại trong bối cảnh chính trị và vẫn truyền tải thông điệp chính trị". Bài viết còn nhấn mạnh:
Nói manga không có chính trị không chỉ là sai một cách trắng trợn mà đó còn là sự thiếu tôn trọng đối với thế giới phong phú được tạo ra bởi các mangaka vĩ đại của Nhật Bản.
(Chung quy lại thì Screen Rant đang muốn nói rằng "manga Nhật cũng đầy chính trị như truyện tranh phương Tây thôi, cả hai không có gì khác nhau").
Ngay sau khi bài viết trên được đăng tải, nó đã trở thành đề tài bàn tán của cộng đồng fan manga tại thị trường phương Tây. Trên khắp các mạng xã hội và hội nhóm, rất nhiều người đưa ra ý kiến của mình. Có rất nhiều ý kiến cho rằng bài viết trên của Screen Rant quá phiến diện và không có chút giá trị nào bởi họ chỉ dựa vào các manga thuộc thể loại dành cho người lớn, có chủ ý sử dụng yếu tố chính trị để quy chụp cho hàng ngàn tác phẩm manga khác. Chỉ có một số ít cho rằng Screen Rant nói đúng và chỉ là độc giả đang không "ngấm được hết ý đồ của tác giả".
Ý kiến "độ nổi tiếng của manga phụ thuộc vào yếu tố chính trị của nó" cũng được mang ra tranh luận rất gay gắt. Nhiều người đưa ra dẫn chứng rằng các manga thuộc hàng TOP hiện nay là One Piece hay Kingdom đều có yếu tố chính trị nên việc này có thể đúng, có thể sai (vì đã có khảo sát chi tiết nào về chuyện này đâu). Tuy nhiên, ý kiến cho rằng tất cả các manga đều có tính chính trị thì không có mấy ai đồng ý bởi: không lẽ manga hài, tình cảm, học đường, thể thao,... tất cả đều phải có tính chính trị à?
Mấy manga tình cảm thể thao như H2 cũng có tính chính trị hả ta?
Với Lag.vn, việc nhiều manga sử dụng yếu tố chính trị để tạo thêm sức hút cho câu chuyện là hoàn toàn đúng NHƯNG không phải tác phẩm nào cũng như thế. Manga Nhật Bản có một sự tự do nhất định và không có khuôn mẫu nào gò bó chúng cả. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy một manga nặng chính trị như Attack On Titan, một manga cho vui như Shin - Cậu Bé Bút Chì, một manga tình cảm học đương đơn thuần như Kaguya-sama: Love Is War hay một manga chỉ để giải trí, "fanservice" như To Love Ru - tất nhiên là cũng có cả những manga kết hợp mỗi thứ một ít nữa. Vậy thì... là do chúng ta đang không tôn trọng thế giới phong phú mà các mangaka đang tạo ra khi không nhìn ra chất "chính trị" trong đó hay chính Screen Rant đang cố quá sức mình trong việc ngụy biện và điều hướng dư luận?
Xem thêm: Bảng xếp hạng 100 manga được yêu thích nhất mọi thời đại: One Piece hạ gục Doraemon và Conan!
Sau nhiều ngày đăng tải, bài viết của Screen Rant đã nhận về gạch đá... đủ nhiều để xây cho mình một cái biệt phủ cũng không chừng. ý đồ điều khiển dư luận của trang báo này đã thất bại hoàn toàn, thậm chí tạo ra tác dụng ngược khi thay vì thấy manga cũng như truyện phương Tây, họ lại nhận ra được nhiều điểm hấp dẫn hơn nữa từ nó và càng thêm "ngán" những tác phẩm rập khuôn nặng nề chính trị và vấn đề xã hội.
Nói chung, manga Nhật Bản có con đường tự do của riêng nó và các mangaka nổi tiếng như Ken Akamatsu Eiichiro Oda hay Gen Urobuchi lẫn Đảng Dân Chủ Tự Do của Nhật Bản cũng đang bảo vệ điều đó nên xin đừng "nhét chữ vào mồm" họ nữa. Dù là thế nào, sự hưởng ứng của thị trường, mà ở đây là độc giả, mới chính là điều quan trọng nhất nên bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cố gắng điều khiển họ thì cũng là việc xấu cần - nên tránh khỏi.
Xem thêm: Anime Hầu Gái Rồng Nhà Kobayashi bị Trung Quốc kiểm duyệt mất hết 'oppai'
Tham gia cộng đồng fan anime manga và cập nhật những thông tin nóng hổi tại đây: