Ngày 9/9 là ngày gì? Có gì đặc biệt trong ngày này ?

Ngày 9 9 là ngày gì? Nhiều người có thể nghĩ đây là 1 ngày bình thương nhưng nó lại mang nhiều sự kiện đặc biệt hơn bạn tưởng

Mỗi năm sẽ có một ngày mùng 9/9 theo lịch âm và lịch dương. Sau đây một số thông tin lý giải về ý nghĩa ngày 9/9 theo cả ngày âm và ngày dương, mời các bạn cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về ngày 9/9.

1. Ngày 9-9 là ngày gì?

Ngày 9/9 dương lịch

9 tháng 9 là ngày gì của con. Theo dương lịch thì ngày cũng giống như những ngày bình thường khác tuy nhiên  nhiều người lại lấy nó làm ngày của cha vì cho rằn ta có ngày của mẹ là 8 tháng 3 cộng với ngày quốc tế thiếu thi là 1 tháng 6 thì thành 9 tháng 9 mặc dù ngày hoàn toàn sai.

Ngày 9/9 âm lịch

Ngày 9/9 âm lịch

Theo Âm lịch, ngày mùng 9/9 hằng năm là Tết Trùng Cửu (重九), cũng gọi là tết Trùng Dương (theo phong tục của người Trung Quốc 

Trong các ngày Tết, ngày lễ cổ truyền dân gian Trung Quốc còn một ngày lễ rất quan trọng mà những người làm con đều nên ghi nhớ, đó là Tết Trùng Cửu (còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết người cao tuổi, Tết người già) được diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Con số 9 được coi là số dương, sự lặp lại hai lần số 9 nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy.

Năm 221 trước Công nguyên, sau khi thống nhất đất nước Trung Hoa, nhà Tần đã tổ chức hoạt động cúng tế chúc mừng mùa màng bội thu vào tháng 9 âm lịch hằng năm trên khắp cả nước. Ngày mùng 9 tháng 9 được xem là ngày rất tốt lành và tết Trùng Cửu ra đời từ đó, mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng bội thu. Tuy nhiên lịch sử đã đem đến cho tết Trùng Cửu thêm nhiều ý nghĩa khác. Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là "Từ thanh", chính là "tạm biệt thảm cỏ xanh".

Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.

Tết Trùng Cửu cũng được người Hoa gọi là Tết người cao tuổi hay Tết người già. Kính trọng người cao tuổi,quan tâm đến mọi mặt và chăm sóc người cao tuổi đã trở thành nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi một vùng miền và cả nước Trung Quốc. Do vậy hằng năm đến Tết Trùng Dương, khắp các nơi trong cả nước Trung Quốc đều tổ chức các hoạt động mang đề tài kính lão trọng già.

Trong quan niệm phong tục dân gian vì chữ "cửu cửu 九 九" là 9 9, đồng âm với "cửu cửu 久 久" là lâu dài, ngụ ý cầu mong mạnh khỏe trường thọ. Hằng năm cứ đến dịp Tết Trung Dương mồng 9 tháng 9 âm lịch, là nhiều người Trung Quốc lại dìu già dắt trẻ, đi leo núi, ngắm hoa cúc, còn cắm thủ dũ(một loại thực vật để làm thuốc có mùi thơm), ăn bánh bò. Về gốc tích của ngày tết Trùng cửu, có một truyền thuyết mang đậm màu sắc thần thoại.

Truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ 3 trước công nguyên, lúc đó có một người thần thông quảng đại, tên là Phí Trường Phòng. Ông không những có thể cầu mưa, gọi gió, mà còn có thể đuổi thần, bắt ma. Có một người thanh niên tên là Hoàn Cảnh biết được tin này, rất tôn kính ông, xin ông nhận làm trò. Do người thanh niên này có quyết tâm rất lớn, ông Phí Trường Phòng đành phải nhận làm học trò, dạy anh thần phép. Có một hôm thầy nói với trò: "đến ngày 9 tháng 9, cả gia đình con sẽ gặp một nạn lớn, con phải chuẩn bị trước đi." Hoàn Cảnh nghe vậy rất sợ hãi, liền quỳ xuống xin thầy dạy cho cách để tránh tai qua, nạn khỏi. Phí Trường Phòng nói: "Đến mồng 9 tháng 9, con làm mấy chiếc túi bằng vải đỏ, bỏ lá thủ dũ vào trong túi rồi buộc vào cánh tay, mang theo ít rượu ngâm với hoa cúc, đưa cả nhà già trẻ, gái trai lên uống rượu trên một dốc cao. Như vậy sẽ tai qua, nạn khỏi". Hoàn Cảnh làm theo lời căn dặn của thầy. Đến sáng sớm mồng 9 tháng 9, Hoàn Cảnh đưa cả gia đình lên một dốc cao ở gần đó, ban ngày bình an vô sự. Thế nhưng lúc trời tối, Hoàn Cảnh và cả gia đình về đến nhà thấy, trâu bò, cừu, chó, gà đều chết hết, cả nhà đều rẫt đỗi kinh ngạc. Mọi người trong gia đình đều đã tránh được nạn. Từ đó, ngày trùng cửu trèo núi lên cao, cắm thủ dũ, uống rượu hoa cúc trở đã thành phong tục và lưu truyền hơn 2 nghìn năm. Tết Trùng Dương leo núi đăng cao, nhưng tại vùng đồng bằng Trung Quốc không có núi để leo thì mọi người lấy gạo nếp, kê, táo đỏ v,v, làm bánh hấp, trên còn cắm lá cờ nhỏ 5 màu, gọi là "bánh quế hoa", ăn bánh quế hoa với ngụ ý là đã trèo núi.

Bánh quế hoa: tiếng Trung là 桂花糕 (guì huā gāo, âm Hán Việt: được miêu tả là mềm xốp không khô, vị ngọt mà thanh, đặc biệt còn lưu giữa được hương thơm tinh tế của quế hoa, khiến người ăn không ngấy, thử một miếng liền muốn dùng thêm miếng nữa. quế hoa tính ấm, có khả năng kháng viêm trị ho, chính vì vậy bánh quế hoa cũng có thể dùng để thanh nhiệt hạ hỏa.

Vào dịp tết Trùng Cửu, người ta còn làm loại bánh mang tên "bánh Trùng Cửu". Loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm(糕点) có cách đọc gần giống với "cao điểm" – trong đó, "cao" nghĩa là bánh. Chữ "cao" này phát âm trùng với chữ "cao" trong từ "đăng cao", có nghĩa là lên cao. Vì vậy, mọi người cho rằng, ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế cho việc lên núi cao.

Các sự kiện đặc biệt trong ngày 9 tháng 9 là gì ?  

Các Sự kiện

  • 9 – Tù trưởng Arminius lãnh đạo sáu bộ lạc Germain tiến hành phục kích và tiêu diệt binh đoàn La Mã của Publius Quinctilius Varus trong trận rừng Teutoburg.
  • 337 – Constantinus II, Constantius II và Constans I kế vị cha họ là Constantinus Đại đế với tư cách là các đồng hoàng đế. Đế quốc La Mã bị phân chia giữa ba Augustus.
  • 1087 – William Rufus trở thành quốc vương của Anh, lấy hiệu là William II.
  • 1418 – Lý Tạo kế vị quốc vương của Triều Tiên, tức Triều Tiên Thế Tông, tôn phụ vương Thái Tông là thượng vương.
  • 1488 – Anne trở thành nữ công tước xứ Bretagne, là một nhân vật trung tâm trong tranh chấp ảnh hưởng vốn dẫn đến việc hợp nhất Bretagne và Pháp.
  • 1543 – Mary Stuart đăng quang ngôi nữ vương của Scotland khi mới 9 tháng tuổi.
  • 1791 – Thủ đô Hoa Kỳ được đặt tên theo Tổng thống George Washington.
  • 1850 – California trở thành bang thứ 31 của Hoa Kỳ với vị thế một bang tự do, bác bỏ mở rộng chế độ nô lệ đến Duyên hải Thái Bình Dương.
  • 1886 – Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký kết.
  • 1892 – Nhà thiên văn học người Mỹ Edward Emerson Barnard phát hiện ra vệ tinh Amalthea.
  • 1944 – Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Mặt trận Tổ quốc Bulgaria tiến hành nổi dậy vũ trang nhằm lật đổ chính phủ Bulgaria đương quyền.
  • 1945 – Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện.
  • 1948 – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập tại miền bắc bán đảo Triều Tiên, Kim Nhật Thành nhậm chức thủ tướng nội các.
  • 1949 – Đại diện của Ấn Độ và người nhiếp chính của Tripura là Vương hậu Kanchanprabha Devi ký kết Hiệp định hợp nhất Tripura, theo đó Tripura sẽ trở thành một bộ phận của Ấn Độ.
  • 1965 – Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ thành lập.
  • 1977 – Nhà kỷ niệm Mao Chủ tịch Bắc Kinh hoàn thành xây dựng.
  • 1991 – Tajikistan tuyên bố độc lập từ Liên Xô.
  • 1993 – Tổ chức Giải phóng Palestine chính thức công nhận Israel như một nhà nước hợp pháp.

Những ai sinh ra trong ngày 9 tháng 9 

  • 214 – Aurelianus, hoàng đế La Mã (m. 275)
  • 384 – Honorius, hoàng đế La Mã (m. 423)
  • 1585 – Richelieu, giáo chủ người Pháp (m. 1642)
  • 1737 – Luigi Galvani, bác sĩ và nhà vật lý học người Ý (m. 1798)
  • 1800 – Nguyễn Tri Phương, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 1873)
  • 1828 – Lev Nikolayevich Tolstoy, tác gia và nhà soạn kịch người Nga (m. 1910)
  • 1842 – Elliott Coues, nhà điểu học người Mỹ (m. 1899)
  • 1872 – Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ người Việt Nam (m. 1926)
  • 1890 – Harland Sanders, doanh nhân người Mỹ, sáng lập KFC (m. 1980)
  • 1900 – James Hilton, tác gia và nhà kịch bản người Anh-Mỹ (m. 1954)
  • 1908 – Hằng Phương, nhà thơ người Việt Nam (m. 1983)
  • 1911 – John Gorton, sĩ quan và chính trị gia người Úc, Thủ tướng Úc thứ 19 (m. 2002)
  • 1918 – Oscar Luigi Scalfaro, chính trị gia người Ý, Tổng thống Ý thứ 9 (m. 2012)
  • 1922 – Hans Georg Dehmelt, nhà vật lý học người Đức-Mỹ, đoạt giải Giải Nobel Vật lý
  • 1927 – Nguyễn Đức Bình, chính trị gia người Việt Nam
  • 1930 – Nguyễn Bá Cẩn, thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (m. 2009)
  • 1937 – Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn người Việt Nam
  • 1941 – Otis Redding, ca sĩ và nhà sản xuất người Mỹ (m. 1967)
  • 1941 – Dennis Ritchie, nhà khoa học máy tính người Mỹ, tạo ra ngôn ngữ lập trình C (m. 2011)
  • 1943 – Phan Nhật Nam, nhà thơ người Việt Nam
  • 1949 – Susilo Bambang Yudhoyono, tướng quân và chính trị gia người Indonesia, Tổng thống Indonesia thứ 6
  • 1957 – Trịnh Du Linh, diễn viên người Hồng Kông
  • 1959 – Tạ Duy Anh, nhà văn người Việt Nam
  • 1963 – Roberto Donadoni, cầu thủ bóng đá người Ý
  • 1966 – Adam Sandler, diễn viên, ca sĩ người Mỹ
  • 1967 – Akshay Kumar, diễn viên, võ sĩ người Ấn Độ
  • 1970 – Như Quỳnh, ca sĩ người Việt-Mỹ
  • 1970 – Hồng Xương Long, nhạc sĩ người Việt Nam
  • 1975 – Michael Bublé, ca sĩ và diễn viên người Canada
  • 1976 – Juan A. Baptista, người mẫu và diễn viên người Venezuela
  • 1976 – Emma de Caunes, diễn viên người Pháp
  • 1977 – Chae Jung-an, diễn viên và ca sĩ người Hàn Quốc
  • 1981 – Hồ Định Hân, diễn viên và ca sĩ người Hồng Kông
  • 1983 – Kim Jung-hwa, người mẫu và diễn viên người Hàn Quốc
  • 1985 – Luka Modrić, cầu thủ bóng đá người Croatia
  • 1987 – Afrojack, DJ và nhà sản xuất âm nhạc người Hà Lan
  • 1987 – Alexandre Song, cầu thủ bóng đá người Cameroon
  • 1987 – Jung Il Woo, diễn viên người Hàn Quốc
  • 1991 - Dương Dương, diễn viên người Trung Quốc
  • 1991 – Oscar dos Santos Emboaba Júnior, cầu thủ bóng đá người Brasil
  • 1992 – Damian McGinty, ca sĩ và diễn viên người Ireland

Những ai đã mất trong ngày 9 tháng 9

  • 1087 – William I, quốc vương của Anh (s. 1028)
  • 1289 – Nhất Biến, cao tăng người Nhật Bản, tức 23 tháng 8 năm Kỷ Sửu (s. 1239)
  • 1487 – Minh Hiến Tông của Trung Quốc, tức 22 tháng 8 năm Đinh Mùi (s. 1447)
  • 1513 – James IV của Scotland (s. 1473)
  • 1569 – Pieter Bruegel il Vecchio, họa sĩ người Hà Lan (s. 1525)
  • 1693 – Ihara Saikaku, tác gia người Nhật Bản, tức ngày 10 tháng 8 năm Quý Dậu (s. 1642)
  • 1841 – Augustin Pyramus de Candolle, nhà sinh vật học người Thụy Sĩ (s. 1778)
  • 1891 – Jules Grévy, chính trị gia người Pháp, Tổng thống Pháp thứ 4 (s. 1813)
  • 1901 – Henri de Toulouse-Lautrec, họa sĩ người Pháp (s. 1864)
  • 1976 – Mao Trạch Đông, chính trị gia người Trung Quốc (s. 1893)
  • 1978 – Jack Warner, nhà sản xuất phim người Canada, đồng sáng lập Warner Bros. (s. 1892)
  • 1981 – Jacques Lacan, nhà phân tâm học và bác sĩ người Pháp (s. 1901)
  • 1983 – Luis Monti, cầu thủ bóng đá người Argentina-Ý (s. 1901)
  • 1985 – Neil Davis, nhiếp ảnh gia và ký giả người Úc (s. 1934)
  • 1985 – Paul Flory, nhà hóa học và kỹ sư người Mỹ, đoạt Giải Nobel hóa học (s. 1910)
  • 1988 – Đặng Hồi Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam (s. 1929)
  • 2001 – Ahmed Shah Masoud, sĩ quan và chính trị gia người Afghanistan (s. 1953)
  • 2003 – Edward Teller, nhà vật lý học người Hungary-Mỹ (s. 1908)

2. Ý nghĩa đặc biệt của con số 9

Xét theo phương diện toán học, số 9 là một con số thú vị. Nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras đã nói về số 9 với nhiều ý nghĩa đặc biệt:

- Nếu nhân 9 với một số bất kỳ trong dãy số từ 1 đến 9, sau đó cộng hai chữ số trong kết quả thu được với nhau thì ta sẽ được tổng bằng 9. Ví dụ: 9 x 3 = 27 và 2 + 7 = 9.

- Khi nhân 9 với một số có hai chữ số bất kỳ, rồi cộng các chữ số trong kết quả với nhau, cũng sẽ thu được tổng bằng 9. Ví dụ: 9 x 11 = 99, 9 + 9 = 18 và 1 + 8 =9 hoặc 9 x 20 = 180 và 1 + 8 + 0 = 9.

Không chỉ trong toán học, số 9 trong văn hóa của nhiều quốc gia cũng nhiều ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho may mắn. Ở Trung Quốc, số 9 tượng trưng cho sự trường thọ, là biểu tượng quyền lực của Hoàng đế Trung Quốc, cũng vì vậy mà áo long bào của vua luôn có hình 9 con rồng. Tuy nhiên khác với Trung Quốc, tại Nhật, số 9 phát âm gần giống chữ “đau khổ” nên người dân nghĩ về số 9 với những điều xui xẻo, kém may mắn. Các vị hoàng đế của Nhật Bản cũng không bao giờ mặc trang phục có hình 9 con rồng.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Aniplex hé lộ những hình ảnh đầu tiên của phim điện ảnh "Trapezium"

Aniplex hé lộ những hình ảnh đầu tiên của phim điện ảnh "Trapezium"

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Mới đây, Aniplex đã chính thức giới thiệu những hình ảnh đầu tiên của bộ phim hoạt hình chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách "Trapezium" của tác giả Takayama Kazumi. Đoạn trailer hé lộ ca khúc chủ đề "Nanmonai feat. Hoshimachi Suisei, sakuma" được trình bày bởi VTuber Hoshimachi Suisei với phần âm nhạc do MAISONdes đảm nhiệm.

Giải trí
Lên đầu trang