Những tác giả truyện tranh có giới tính nữ thường sẽ có xu hướng che giấu thân phận của mình và hàng loạt câu chuyện hậu trường được hé lộ
Tại một bài đăng mới nhất trên cổng thông tin Yahoo! News Japan đã khiến cho cộng đồng mạng tại xứ sở mặt trời mọc không khỏi thắc mắc khi hé lộ nguyên do khiến cho những mangaka là nữ thường chọn cho mình một bút danh nghe có phần đàn ông. Ngoài ra thì bài đăng này cũng chia sẻ thêm nhiều điều về việc các managka nữ thường xuyên bí mật về thông tin cá nhân của bản thân đến như thế.
Bài đăng khởi đầu bằng việc giới thiệu về thị trường Manga (báo in và báo điện tử) hiện đang phát triển mạnh mẽ nhất kể từ những thống kê vào năm 1978. Trong đó thì Jujutsu Kaisen là một tác phẩm đầu tiên dẫn đầu về sự bùng nổ kể từ khi siêu phẩm Kimetsu no Yaiba của Koyoharu Gotouge chính thức kết thúc.
Thành công của Kimetsu no Yaiba cũng đã khiến cho nhiều cư dân mạng không khỏi suy đoán về giới tính thật sự của tác giả Gege Akutami, người đã tạo nên thành công của Jujutsu Kaisen. Thậm chí còn có người công khai thắc mắc của mình trên MXH rằng liệu "Gege Akutami có phải là phụ nữ không?".
Cũng trong một bài đăng của họa sĩ truyện tranh Ken Akamatsu (53 tuổi) nói trên Twitter đã chia sẻ rằng "Những tựa sách Jump bán chạy nhất thường do những người phụ nữ viết" và kèm theo đó là một tuyên bố không khỏi gây tranh cãi, đó chính là "điều tương tự cũng xảy ra với Kimetsu no Yaiba, Jujutsu Kaisen và nhiều hơn nữa". Sau đó không lâu thì bài đăng này đã bị xóa trước những tranh cãi quá lớn của cư dân mạng.
Dù vậy cho đến lúc này thì Akutami vẫn chưa hé lộ thân phận thật sự của mình, bao gồm giới tính hay tuổi tác đã khiến cho không ít người hâm mộ không khỏi thấc mắc. Tuy nhiên có một điều gần như có thể thấy được đó là hầu hết tác giả hiếu khi được xác định giới tính và chỉ những trường hợp mà họ có khả năng cao là phụ nữ thì mới được cộng đồng bàn tán rầm rộ.
Những trường hợp về tác giả truyện tranh là nữ sử dụng tranh biếm họa, bút danh là nam giới hoặc không giới tính không hề ít. Trong đó có một số trường hợp nổi tiếng có thể nhắc đến bao gồm Satou Fumiya (Kindaichi Shounen no Jikenbo), Tsukasa Ooshima (tác giả của Shoot!) và Hiromu Arakawa (Fullmetal Alchemist), khi mà họ thẳng thắn tuyên bố bản thân là phụ nữ trước báo giới và truyền thông.
Bản thân tác giả Koyoharu Gotouge của KnY cũng từng được đồn đoán là phụ nữ dù cho người này chưa bao giờ tiết lộ giới tính thật của mình trước báo giới.
Xu hướng của người đọc quan tâm đến giới tính của tác giả được thể hiện một cách rõ rệt nhất thông qua những tạp chí Shonen hàng tuần, có thể kể đến như Weekly Shonen Jump, Weekly Shonen Magazine, và Weekly Shonen Sunday. Có một thực tế đó là những tạp chí shonen thường có một lịch sử, đó là tránh tiết lộ thân phận các tác giả nữ (và các tác phẩm của họ) chỉ vì họ là nữ giới.
Ví dụ điển hình nhất đó là Natsuko Heiuchi - tác giả của những manga thể thao như "Offside" và "J Dream" từng đăng lên tạo chí Weekly Shonen Magazine rằng cô đã phải sử dụng bút danh là nam "Masato Heiuchi". Nguyên do được hé lộ trong phần bình luận về tập 10 của "Offside" rằng lý do cô sử dụng bút danh là nữ vì nghĩ rằng không ai sẽ đọc một bộ truyện tranh thể thao do một tác giả là nữ cả.
Người ta cũng từng đồn đại rằng mangaka Satou Fumiya của Kindaichi Shounen no Jikenbo đặt một bút danh nam theo yêu cầu của ban biên tập.
Một biên tập viên manga của tạp chí đã nhận xét về thông tin này rằng:
"Một thập kỷ về trước thì chắc chắn những bộ shonen do những tác giả nữ sẽ rất khó bán được do nhận được của người đọc tại thời điểm đó. Tuy nhiên đối với xã hội hiện tại thì tôi nghĩ rằng những họa sĩ và biên tập Manga đã từ bỏ những suy nghĩ đó, chưa kể có một số lượng lớn tác giả đã chọn việc sáng tác manga như một công việc họ có thể làm ở nhà với nguyên do họ là một người mẹ đơn thân hoặc một người chăm sóc trẻ em. Chưa kể phụ nữ thường có xu hướng quan tâm đến dữ liệu cá nhân của bản thân, hoặc một số người muốn tác phẩm của họ được người xem chú ý mà không dựa trên những đình kiến liên quan đến giới tính của tác giả"
Cựu tổng biên tập của Weekly Shonen Sunday - Takenori Ichihara - cũng từng nói rằng độc giả mục tiêu của anh ấy cụ thể là những cậu bé và cô bé 14 tuổi, một đối tượng độc giả được am hiểu rất nhiều bởi phụ nữ.
Cho đến những thời điểm hiện tại thì số lượng người chú ý đến giới tính của tác giả khi đọc một tác phẩm nào đó, điều này có thể được minh chứng bởi sự thành công của những nữ họa sĩ manga tại Nhật Bản hiện tại. Tuy nhiên một số cụm từ, điển hình là "cái này là do một phụ nữ sáng tác" vẫn còn được sử dụng khá nhiều mỗi khi nhắc đến một tác phẩm của các nữ họa sĩ manga.