Steam bị cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh vì chiều chuộng game thủ

Nguyễn Hoàng Thuận

Mới đây Steam đã bị cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh khi có những chính sách hô trợ cho những game thủ ở các quốc gia đang phát triển

Steam được biết đến là một trong nhưng nền tảng mua bán game nổi tiếng nhất thế giới với hàng nghìn những trò chơi bom tấn đã có mặt trên nền tảng này để game thủ có thể thoải mái lựa chọn và mua những sản phẩm mình yêu thích. Đây cũng là nền tảng đầu tiên áp dụng chính sách bán game với mức giá tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi khu vực và nó đã giúp cho rất nhiều người chơi có thể mua game bằng loại tiền tệ riêng của quốc gia mình mà không cần phải quy đổi ra USD.

Xem thêm: Steam kỷ niệm 20 năm ra mắt, giảm giá hàng loạt game kinh điển

Tuy nhiên chính sách này đã khiến Valve phải lâm vào ảnh bị điều tra bởi tòa án liên minh châu Âu vì hành vi "cạnh tranh không lành mạnh". Cụ thể hơn thì Valve đã đưa ra nhiều mức giá game cho các quốc gia khác nhau và quyền quyết định mức giá thuộc về các nhà phát hành. Nếu không muốn bán nhiều giá thì các NPH chỉ cần quy đổi từ USD sang đơn vị tiền địa phương là được. Nhưng để ngăn chặn việc gian lận giá tiền của game thủ thì phía Steam cũng đã có động thái không cho phép game thủ mua chéo.

Ví dụ game thủ Việt có thể mua game với mức giá ưu đãi là VND nhưng lại không thể tặng nó cho những game thủ tại Mỹ hay Canada.

Tòa án liên minh châu Âu cũng đã bắt đầu điều tra hành vi này của Steam từ năm 2017 và họ cho rằng hành vi cấm người dùng sử dụng dịch vụ xuyên biên giới, bán game với nhiều mức giá cho nhiều khu vực khác nhau là dấu hiệu của việc vi phạm luật cạnh tranh. Khách hàng không thể bị phân biệt đối xử chỉ vì nơi xuất thân và quốc gia của họ. 

Xem thêm: Game thủ ngỡ ngàng với trò chơi kinh dị được bán với giá gần 24 tỷ đồng

Valve đã cố gắng thuyết phục tòa án rằng chính sách của họ là dành cho những nước đang phát triển, không hề có ý cạnh tranh không lành mạnh nhưng tòa án lại bác bỏ điều này.

Liên minh Châu Âu đã đưa ra lập luận rằng: "Chính sách chặn vùng vốn là để bảo vệ các trò chơi không bị mua bởi các đại lý ở vùng có giá thấp rồi mang đi bán ở vùng có giá cao hơn. Trong trường hợp này chính sách chặn vùng không mang nhiệm vụ bảo vệ bản quyền cho các nhà sản uất mà chỉ ngăn chặn nhưng nhà buôn bán khác nhập khẩu game để kiếm lời, qua đó bảo vệ số lai cao của nhà phát hành cũng như số tiền chia hoa hồng của riêng Valve".

Ngoài Valve ra thì 5 nhà sản xuất game khác cũng bị cáo buộc với tội danh tương tự bao gồm Bandai Namco, Capcom, Focus Home, Koch MediaZeniMax. Mặt khác thì Steam cũng thực hiện điều chỉnh chính sách giá của mình vào tháng 09 và khoảng cách chênh lệch giá giữa các quốc gia cũng đã được cập nhật lại. Điều này cũng được thể hiện ở việc 

Bài cùng chuyên mục