Tết Trung Thu - Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ cổ truyền đậm văn hóa Việt Nam này

Nguyễn Hoàng Thuận

Tết Trung Thu là một ngày lễ vô cùng quan trọng đối với truyền thống và văn hóa của người Việt Nam suốt bao đời nay

Đối với những đứa trẻ, Tết Trung Thu là thời điểm mà chúng sẽ cùng nhau ca hát, vui đùa và rước đèn ông sao một cách rộn rã bên bạn bè, Nhưng đối với những người lớn thì Trung Thu lại là thời điểm mà người nhà cùng quây quần bên nhau, thưởng thức trà bánh và trông trăng. Trong bài viết hôm nay thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều thú vị xung quanh ngày vô cùng đặc biệt này nhé.

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Hầu hết những nước châu Á đề lấy nông nghiệp làm chủ đạo, khi mà mùa vụ tháng 8 vừa kết thúc thì cũng là thời gian mà người nông dân có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Chưa kể đến thời tiết tháng 8 lại vô cùng đẹp, trời xanh, thời tiết mát mẻ và trăng Rằm tháng 8 cũng là đẹp nhất cho nên khi người dân nghỉ ngơi thì việc ngắm trăng là vô cùng tuyệt vời. Cũng trong đêm Rằm Trung Thu thì trẻ em cũng có cơ hội để quây quần và vui đùa bên nhau.

Sự tích chú Cuộc trong dịp Tết Trung Thu cổ truyền

Có lẽ với mỗi con người Việt Nam thì Tết Trung Thu là một phần quá quen thuộc, tuy nhiên có khá nhiều những truyền thuyết khác nhau được lưu truyền trong suốt quá trình phát triển của đất nước về ngày Tết đặc biệt này, từ sự tích nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

Và trong câu chuyện về chú Cuội thì tương truyền Cuội là chàng tiều phu đi rừng. Một hôm, Cuội giết đàn hổ con nên khi hổ mẹ về, Cuội hoảng sợ trèo lên cây để trốn. Khi ấy, Cuội thấy hổ mẹ cứu sống đàn hổ con bằng lá cây đa cho nên Cuội đánh cây đa mang về nhà trồng. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống rất nhiều người, trong đó có con gái phú ông, sau đó làm vợ chàng.

Một hôm Cuội đi vắng, người vợ ở nhà bị bọn ác hãm hại và để Cuội không thể cứu sống được vợ, chúng đã moi ruột vợ chàng vứt đi. Chú chó trung thành mà Cuội nuôi đã đồng ý hiến bộ ruột cho vợ chàng. Cùng với đó, Cuội nhai lá đa mớn cho vợ. Còn chú chó, Cuội lấy đất, nặn thành ruột và mớn lá đa nên cũng sống lại. Tuy nhiên, từ đó người vợ lại hay quên.

Vì quên lời Cuội dặn nên vợ chàng đi tiểu dưới gốc cây đa, không ngờ cây bật rễ bay lên trời. Vừa lúc đi làm về, chàng hốt hoảng lấy rìu, bổ vào gốc để giữ cây nhưng cây vẫn bay lên. Cứ vậy, Cuội theo cây đa bay về mặt trăng.

Giờ đây mỗi khi người ta nhìn lên mặt trăng thì lại thấy hình ảnh của chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa và sự tích này trở nên nổi tiếng, được rất nhiều đứa trẻ biết đến và kể lại trong những ngày Tết Trung Thu hàng năm.

Ý nghĩa của Trung Thu với đạo Phật

Đối với đạo Phật thì ngày Tết Trung Thu đóng một vai trò quan trọng, có ý nghĩ vô cùng đặc biệt khi giúp cho mọi người có thể nhớ về một tuổi thơ cùng rất nhiều những kỷ niệm tươi sáng thời thơ ấu. Trung Thu cũng có hình ảnh gắn liền với ánh trăng, từ đó khiến cho tâm hồn của con người trở nên thuần khiết, hướng thiện hơn.

Cũng vì thế mà trong ngày này, không chỉ có những em nhỏ mới tỏ niềm hân hoan mà những người làm cha, làm mẹ cũng rất yêu thích Tết Trung Thu. Đây là thời điểm để họ nhó lại tuổi thơ của bản thân, được chơi đùa cùng những người bạn thời còn trẻ, đôi khi đó lại là hình ảnh mà họ cùng quân quần với gia đình trong ngày lễ này.

Những kỷ niệm trong ngày Tết Trung Thu dường như giúp cho nhiều người có thể tạm thời quên đi được những nhọc nhằn ở thời điểm hiện tại, quên đi những điều ác xung quanh ta và giúp cho tình cảm gia đình có thể gắn kết với nhau hơn, từ đó tiếp thêm động lực để tiếp tục cố gắng cho tương lai.

Bài cùng chuyên mục