Cho đến thời điểm hiện tại, Địa ngục của Tomino - bài thơ ẩn chứa truyền thuyết đô thị Nhật Bản từng khiến hàng triệu người phải mất ăn mất ngủ vẫn còn là một bí ẩn lớn.
Nếu là người yêu thích tìm hiểu những nét văn hóa Nhật Bản cổ xưa cùng với các truyền thuyết đô thị bí ẩn về xứ sở hoa anh đào, chắc hẳn sẽ không quá xa lạ với “Địa ngục của Tomino”. Đây là tựa đề của một bài thơ chết chóc gắn liền với một truyền thuyết đô thị từng ám ảm biết bao người trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Tác giả của bài thơ chết chóc này chính là Yomota Inuhiko. Vào năm 1919, bài thơ được hoành thành và xuất bản trong tập "Trái tim như tảng đá lăn". Ngay khi vừa ra mắt, bài thơ trong quyển sách đã gây chú ý với giọng điệu và nội dung có phần kinh dị, rùng rợn dễ khiến nhiều người liên tưởng đến thế giới âm hồn, u uất. Giọng điều bài thơ giống như lời sấm truyền chậm rãi thuật lại chuyến hành trình đi xuống địa ngục của Tomino, một nhân vận được cho là nữ giới, bị nguyền rủa và đánh mất linh hồn mình.
Không chỉ dừng lại ở giọng điệu và nội dung, ngay cả chính tác giả của bài thơ - Yomota Inuhiko cũng từng viết trong cuốn sách của mình: "Nếu bạn đọc to bài thơ này, có khả năng bạn sẽ phải chịu đựng một số phận bi thảm không lối thoát". Từ đây, nhiều tin đồn đáng sợ xoay quanh bài thơ kỳ lạ bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều.
Theo đó, người ta truyền tai nhau rằng bất cứ ai dù chỉ đọc thầm “Địa ngục của Tomino” trong đầu hoặc đọc nó thành tiếng sẽ phải chịu hậu quả đau đớn, ở mức độ nhẹ sẽ lâm bệnh hoặc bị thương, còn tệ hơn là sẽ phải đánh đổi bằng tính mạng của mình.
Không chỉ dừng lại ở mức độ tin đồn, trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ còn có cả những câu chuyện cụ thể về những người đã chết vì đọc “Địa ngục của Tomino”. Đó là trường hợp của một nữ sinh đại học đột tử sau khi đọc to bài thơ với thái độ thách thức và thậm chí là câu chuyện một vị đạo diễn qua đời vì căn bệnh bí ẩn sau khi lấy bài thơ làm cảm hứng cho bộ phim kinh dị của mình. Cứ thế, có hàng loạt những sự kiện bí ẩn diễn ra xung quanh bài thơ, dù có những câu chuyện không thể kiểm chứng, theo thời gian, người ta vẫn dần trở nên bị ám ảnh và e dè khi nhắc đến cái tên “Địa ngục của Tomino” của Yomota Inuhiko.
Song, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Yomota Inuhiko thực chất đã sáng tạo ra bài thơ với những dụng ý nghệ thuật sâu xa chứ không có ý định tạo ra một lời nguyền chết chóc. Trong đó, nhiều phân tích rằng bài thơ là một phép ẩn dụ cho sự tàn khốc của chiến tranh, sự đày đọa khủng khiếp mà Tomino phải chịu đựng ở địa ngục thật ra là một cuộc chiến khốc liệt bởi hầu hết những hình ảnh xuất hiện trong bài thơ đều gợi nhắc về chiến trường. Mặc dù vậy, tác giả bài thơ vẫn luôn "giữ khẽ" khi được hỏi về ý nghĩa thực sự ẩn giấu đằng sau tác phẩm khó hiểu của mình. Vì vậy mà cho đến nay, “Địa ngục của Tomino” vẫn là một bài thơ gây tranh cãi và được coi là một trong số những truyền thuyết đô thị đáng sợ nhất Nhật Bản chưa có lời giải đáp.