Hóa ra bấy lâu nay những gì được các nhà đạo diễn Trung Quốc miêu tả trên màn ảnh về một nhà Thanh phồn vinh lại có nhiều điểm khác xa với đời thực.
Bấy lâu nay, nhà Thanh trên phim ảnh được miêu tả như một triều đại trong mơ bởi sự phồn vinh, nhân dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế nhưng ngoài thực tế, mọi người đều biết rằng, chính quyền nhà Thanh vào giai đoạn cuối vô cùng mục nát, không có khả năng đánh trả trước sự xâm lược mạnh mẽ của ngoại bang.
Mới đây, loạt ảnh được công bố đã phơi bày một cách chân thực nhất đời sống của người lao động nghèo ở thời kỳ cuối của triều đại này:
Báo giới miêu tả đôi khi con số những người đi ăn xin dạo ngoài đường phố ở thời nhà Thanh còn nhiều hơn gấp nhiều lần so với số người đi đường.
Cùng với đó là hình ảnh lũ lượt dắt díu nhau của những gia đình phải chạy nạn sau "thảm hoạ Đinh Mậu". Sau khi thiên tai xảy ra, tổng cộng khiến hơn 10 triệu người chết đói, hơn 20 triệu nạn dân chạy nạn tới nơi khác.
Để sống tiếp, một số người nghèo chỉ có thể ăn những thứ như vỏ cây, cọng cỏ. Sau khi nạn dân chết đói, thi thể không có ai xử lý, kết quả là dịch bệnh hoành hành.
Những tấm lều tranh hoàn toàn khác so với một nhà Thanh phồn hoa đô hội được dựng nên trong các bộ phim truyền hình.
Hình ảnh những người lao động ốm yếu, gầy nhom có lẽ là hình ảnh phổ biến được bắt gặp nhiều nhất trong khu dân cư nghèo ở thời nhà Thanh. Sau khi thiên tai bùng phát, một vài khu vực thậm chí còn xuất hiện thảm kịch ăn thịt người vì rơi vào tình cảm thiếu thốn lương thực, thực phẩm trầm trọng. Người ta khi đó buộc phải...ăn thịt lẫn nhau để tồn tại.
Để mưu sinh, họ phải kinh qua mọi thứ nghề. Trong đó, nghề phổ biến nhất có lẽ phải kể đến nghề cu li (tên gọi của công việc vận chuyển hàng hoá). Để mua hàng hoá trong thành phố, người gánh thuê sinh ra theo nhu cầu. Họ chịu trách nhiệm gánh những món đồ dùng sinh hoạt vùng nông thôn cần về tới nông thôn, kiếm lấy chút tiền công.