Những cảnh phim dù không cần đến kỹ xảo nhưng gây ấn tượng cực mạnh (Phần 2)

Bên cạnh những bữa tiệc thị giác mãn nhãn nhờ kỹ xảo, vẫn có những cảnh phim gây ấn tượng mạnh dù không sử dụng bất kỳ công nghệ hiện đại nào.

Công nghệ kỹ xảo 3D từ lâu đã trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực của các nhà làm góp phần tạo ra những cảnh phim ấn tượng.. Song trên thực tế vẫn có những tác phẩm gặt hái được thành công lớn và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người hâm mộ dù không sử dụng hiệu ứng ứng kỹ xảo.

Hãy cùng LAG.VN tiếp tục điểm qua một số cảnh phim ấn tượng không cần đến hiệu ứng kỹ xảo:

Kích thước khổng lồ vượt trội của Will Ferrell trong Elf (2003)

Trong bộ phim Elf (2003), kỹ thuật sắp đặt phối cảnh được đạo diễn sử dụng vô cùng thành công. Đáng nói nhất phải kể đến cảnh Buddy Hobbs đến trường, trong đó, nhân vật gây ấn tượng khi trông to lớn vượt trội hơn hẳn so với những người bạn cùng lớp.

Những cảnh phim dù không cần đến kỹ xảo nhưng gây ấn tượng cực mạnh Phần 2

Để thực hiện cảnh quay này mà không dùng đến kỹ xảo, ekip làm phim đã dựng một bệ lớn bằng gỗ để nam diễn viên chính Will Ferrell đứng lên rồi ghi hình ở những góc khác nhau để bạn diễn của danh hài trông bé hẳn đi. Được biết tiểu xảo này còn được áp dụng trong rất nhiều dự án, tiêu biểu như những phân đoạn ở làng Shir+ trong Lord of The Rings khi tộc người Hobbit phải trông nhỏ bé hơn Gandalf gấp nhiều lần.

Pha hứng đồ ăn thần sầu của Peter Parker trong Spider-Man (2002)

Trong Spider-Man (2002), có một phân đoạn vô cùng gây ấn tượng về Người Nhện: sau khi bị nhện cắn, từ một chàng trai hậu đậu, Peter Parker (Tobey Maguire) dần trở nên nhạy bén và nhanh nhẹn. Đặc biệt là khi nàng Mary Jane (Kirsten Dunst) trượt chân, hất tung khay đồ ăn trưa, Peter đã ngay lập tức đỡ lấy cô đồng thời hứng toàn bộ đồ ăn vào khay một cách nhuần nhuyễn.

Những cảnh phim dù không cần đến kỹ xảo nhưng gây ấn tượng cực mạnh Phần 2  2

Phân đoạn này dù không dùng đến kỹ xảo nhưng thực chất vẫn có cách ghi hình rất đơn giản. Nhà sản xuất đã sử dụng một loại keo đặc biệt phết lên đạo cụ nhằm giữ nguyên vị trí của chúng khi rơi vào khay. Nghĩ đơn giản là thế nhưng thực chất Tobey Maguire cũng phải quay đi quay lại hơn... 150 lần mới cho ra cảnh quay hoàn hảo như trên màn ảnh. 

Màn đấu súng ác liệt trong The Matrix (1999)

Khi nhắc đến The Matrix (1999) không thể không nhắc đến một trường đoạn đáng nhớ là khi nhân vật Neo (Keanu Reeves) cùng Trinity (Carrie-Anne Moss) đi qua hành lang và bị phục kích. Màn đọ súng xảy ra, hai nhân vật thi triển hết cỡ khả năng chiến đấu và tòa nhà như tan thành từng mảnh vì đạn bắn.

Những cảnh phim dù không cần đến kỹ xảo nhưng gây ấn tượng cực mạnh Phần 2  3

Nhiều người đã lầm tưởng rằng đạo diễn đã sử dụng CGI cho cảnh quay "ảo diệu" này nhưng phân đoạn này thực tế không cần kỹ xảo điện ảnh. Sự thật là tất cả được thực hiện trong vòng 10 ngày bằng các giải pháp thực tế, diễn viên đóng thế được đào tạo bài bản, kỹ thuật ghi hình khéo léo và đạo cụ chi tiết.

Cú ném bóng rổ trong Alien Resurrection (1997)

Trong phần phim thứ tư của series AlienAlien Resurrection (1997), khán giả hẳn đã từng bối rối trước nhiều phân đoạn. Trong đó có thể kể đến màn ném bóng trúng rổ mà không cần nhìn mục tiêu của phiên bản biến đổi gene của nhân vật chính Ellen Ripley (Sigourney Weaver).

Những cảnh phim dù không cần đến kỹ xảo nhưng gây ấn tượng cực mạnh Phần 2  4

Dù rất khó khi không dùng đến công nghệ kỹ xảo nhưng nhờ kinh nghiệm lâu năm, minh tinh Sigourney Weaver đã hoàn thành xuất sắc cảnh quay này khi chỉ diễn năm lần là cho ra được phân đoạn đúng như ý đồ của đạo diễn. 

Phân đoạn Nhà Trắng bị nổ tung trong Independence Day (1996)

Sử dụng nhiều trường quay và đạo cụ hoành tráng, cũng như công nghệ điện ảnh tân tiến nhất thời bấy giờ, đoàn phim Independence Day (1996) tạo ra hàng loạt phân đoạn hành động ấn tượng, như lúc các con tàu không gian cùng đếm ngược đến lúc chúng chiếu tia làm nổ tung các địa điểm nổi tiếng trên thế giới.

Những cảnh phim dù không cần đến kỹ xảo nhưng gây ấn tượng cực mạnh Phần 2  5

Đặc biệt trong đó, chỉ riêng cảnh Nhà Trắng tại Mỹ tan tành lại được quay trực tiếp mà không dùng đến sự trợ giúp của CGI. Để chuẩn bị cho cảnh quay, đội ngũ hiệu ứng của đoàn làm phim đã dựng một bản sao thu nhỏ của Nhà Trắng với nhiều chi tiết trông như thật, rồi lắp đặt thiết bị nổ cỡ nhỏ bên trong và quay chậm khi nhấn nút phát nổ để làm tăng tính chân thực cho phân đoạn ấn tượng này. 

 

 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang