Bên cạnh những bom tấn, làng phim kinh dị vẫn sản xuất ra những tác phẩm thất bại đáng quên và dưới đây là danh sách những tựa phim gây nhiều thất vọng nhất cho người xem.
8. Birdemic: Shock and Terror (2011)
Từng góp mặt trong danh sách những tựa phim kinh dị tệ hại nhất thập niên 2010, ít ai biết rằng đạo diễn của Birdemic: Shock and Terror chính là James Nguyễn - một đạo diễn gốc Việt từng rất hâm mộ tựa phim kinh điển The Birds của Afred Hitchcock.
Birdemic: Shock and Terror là sự hoà trộn của lối diễn xuất địa phương tệ hại và trên hết là phẩn kỹ xảo tay ngang, trông còn tệ hơn những gì mà một dự án phim ngắn trung học không chuyên có thể làm được với lượng kinh phí ít ỏi. Dẫu bị chê bai hết lời, nhà sản xuất phim vẫn quyết định mang tác phẩm này quay trở lại lần thứ hai với phần phim mang tên Birdemic 2: The Resurrection!
9. Dark Tide (2012)
Ít ai biết rằng nhà sản xuất Dark Tide đã bỏ kinh phí đầu tư lên đến 25 triệu USD song lại thu về doanh thu chỉ vỏn vẹn 432.274 USD, một quả 'cà thua thối' 0% to đùng trên Rotten Tomatoes và nhiều lời chê bai thậm tệ từ giới phê bình. Và đó là lý do đưa tựa phim kinh dị về loài cá mập góp mặt trong danh sách này.
Cốt truyện phim xoay quanh một thợ lặn lên đường cùng cặp cha con giàu có tham gia dịch vụ lặn trong lồng cá mập ở một bãi nước toàn cá mập săn mồi. Ngay từ phần dẫn chuyện đã cho thấy ý tưởng cạn kiệt của nhà sản xuất, và thực chất phim cũng rất 'nhạt' và khó mà khiến khán giả hồi hộp hay cười vui.
10. Carrie (2013)
Carrie so với những người anh em của mình khi đều được chuyển thể từ tiểu thuyết kinh dị của cây bút nổi tiếng Stephen King được đánh giá là chưa đủ nặng đô thậm chí có phần lép vế hơn hẳn. Nhiều người còn nói đùa rằng phim trông giống một tác phẩm dị nhân siêu anh hùng hơn là một bộ phim kinh dị mang đậm màu sắc đặc trưng vốn có của tác giả Stephen King.
Bộ phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Stephen King kể về cuộc đời khốn khổ của Carrie White - một cô nữ sinh trung học nhút nhát bị bỏ rơi, bạo hành, chèn ép bởi bạn bè và "được" bao bọc bởi người mẹ bị những vấn đề về tâm lý. Đến khi bị đẩy đến bước đường cùng, cô đã bộc phát sức mạnh chết người vào đêm dạ vũ. Từ đó, cơn phẫn nộ của Carrie bỗng trở thành nguồn cơn của những thảm kịch đẫm máu.
Mặc dù được chỉ đạo sản xuất bởi Metro-Goldwyn-Mayer Pictures - một hãng phim lâu đời cùng e-kip nổi đình đám bấy giờ bao gồm nữ đạo diễn giỏi tay nghề Kimberly Peirce và hai thế hệ ngôi sao màn bạc: Chloë Grace Moretz và Julianne Moore song những gì khán giả cảm nhận được sau khi bỏ tiền ra rạp đó chính là sự thất vọng thảm hại.
11. Ouija (2014)
Tựa phim về bảng cầu cơ mới toanh Ouija ra mắt vào năm 2014 đã không hề gây ấn tượng với khán giả và cả giới phê bình. Nguyên nhân lớn nhất được nhiều người chỉ ra đó chính là do phim có nhịp độ quá chậm, nhàm chán và cốt truyện khá dễ đoán.
Cốt truyện phim theo chân một nhóm bạn tham gia trò chơi gọi hồn và đối diện với những nỗi sợ kinh hoàng nhất đến từ thế giới tâm linh ma quái. Những tưởng sự mới lạ trong nội dung sẽ mang lại thành công cho sản phẩm của đạo diễn Stiles White nhưng cuối cùng sự vụng về trong khâu xây dựng nhân vật khiến phim lỏng lẻo, thiếu sự nổi bật.
Tuy nhiên bộ phim may mắn hơn nhiều tác phẩm khác khi phần hai được ra mắt sau đó hai năm mang tên Origin of Evil đã thành công vang dội, bù đắp lại những hạn chế của phần phim gốc trước đó.
12. The Human Centipede 3: Final Sequence (2015)
Thương hiệu "Con rết người" từ lâu đã gây nhiều ám ảnh kinh hoàng đến người xem bởi độ máu mẻ và kinh tởm thế nhưng phần phim kết thúc chuỗi series này lại là một thảm họa. Chất lượng phim tỷ lệ nghịch với độ kỳ vọng của khán giả và độ đầu tư hoành tráng của nhà sản xuất đã khiến cho tác phẩm này trở thành một quả bom xịt đúng nghĩa.
Phần phim The Human Centipede 3: Final Sequence thể hiện sự cạn kiệt ý tưởng rõ ràng của đạo diễn Tom Six. Câu chuyện phim bắt đầu khi William "Bill" Boss (Dieter Laser), một viên cai ngục bị tâm thần, vừa xem xong bộ phim Người rết 2 với kế toán của mình là Dwight Butler (Laurence R. Harvey).
Với phần nội dung vô thưởng vô phạt không có điểm nhấn, tác phẩm chỉ mang về có khoảng 16 triệu USD, thấp hơn gấp nhiều lần so với hai phần phim trước là 252 triệu USD và 142 triệu USD.
13. Martyrs (2016)
Bị mang ra so sánh với những bộ phim tiền nhiệm là những gì tất yếu phải xảy đến đối với một sản phẩm làm lại và Martyrs (2016) cũng không phải là một ngoại lệ. Bộ phim của đạo diễn Kevin và Michael Goetz thậm chí còn bị đánh giá là tựa phim kinh dị remake tệ nhất trong suốt một thập kỷ qua.
Được làm lại từ tựa phim cùng tên của Pascal Laugier, bản phim mới đã mang đến sự trở lại phục thù của Lucie và Anna song đã loại bỏ hoàn toàn những tinh hoa của phim gốc ra mắt 12 năm trước. Điều đó khiến phim mất đi bản sắc của mình, trở nên đơn điệu và trống rỗng. Vì thế không ngoa khi giới phê bình cho rằng Martyrs (2016) như một phiên bản nửa vời của tựa phim kinh dị đình đám trước kia.
14. The Gallows Act II (2019)
Thật khó có thể nghĩa rằng tựa phim kinh dị về "giá treo cổ tử thần" sau khi bị chê bai hết lời với phần 1 The Gallows Act I lại có thể làm thêm một phần phim mới. Có thể nói, sự trở lại của tựa phim kinh dị nửa vời này chính là điều bất ngờ mà không khán giả nào muốn trong năm 2019. Phần phim thứ hai đã không thể làm tốt hơn người tiền nhiệm của nó.
The Gallows Act II mang một cốt truyện nghèo nàn và không hề có ý xây dựng nhân vật. Tiếp nối sự kiện ở phần phim đầu tiên, cô gái trẻ Auna Rue chuyển đến một trường diễn xuất mới có uy tín, cô mong rằng môi trường mới này sẽ giúp mình phát triển nhanh chóng và sớm trở thành youtuber nổi tiếng. Sau khi tìm được một cuốn sách đặc biệt, cô bắt đầu quay những video liên quan đến nội dung quyến sách nhưng nó cũng chính là khởi nguồn của mọi thứ.
Ngoài ra, cách tận dụng thể loại 'cam tự quay' tưởng chừng như sẽ mang lại trải nghiệm mạnh cho người xem song lại khiến phim càng trở rối rắm và lộn xộn.
15. Brahms: The Boy II (2020)
Cách nay 4 năm, ở phần phim đầu tiên, đạo diễn William Brent Bell đã mang đến cho khán giả một câu chuyện khá rùng rợn khi theo chân một cô bảo mẫu trẻ đến ngôi biệt thự Heelshire nhận việc. Công việc của cô là trông một con búp bê trẻ em bằng sứ. Kể từ khi làm quen với căn nhà và "đứa trẻ", nhiều chuyện kinh dị xảy đến với cô.
Tiếp tục trên nền câu chuyện cũ, phần hai của bộ phim dẫn dắt người xem theo chân gia đình Liza (Katie Holmes) cùng con trai là Jude (Christopher Convery) chuyển đến căn biệt thự Heelshire, nơi diễn ra những câu chuyện kinh hoàng năm xưa. Trong khu đất cạnh căn biệt thự, Jude vô tình đào được con búp bê sứ, từ đó nhiều thứ kinh dị lại xảy đến.
Mặc dù phần phim đầu tiên nhận về phản hồi không mấy khả quan thế nhưng phần thứ hai cũng bị đánh giá thấp không kém. Bằng chứng là ngay sau suất chiếu sớm đầu tiên, Brahms: The Boy II (tựa Việt: Cậu bé ma 2) đã ẵm về trọn vẹn con số 0 tròn trĩnh trên Rotten Tomatoes và tính đến ngày 21.2 (giờ địa phương), chỉ có 6 cây bút đánh giá về phim này và đều chê bai phim hết lời.