Tháng 5 để dành hé lộ bối cảnh đẹp như tranh của làng quê Việt Nam

Với trích đoạn mang tên Buổi hẹn hò đầu tiên, Tháng 5 để dành hứa hẹn sẽ chinh phục khán giả không chỉ nhờ mối tình học đường “huyền thoại”, mà còn bởi các thước phim tuyệt đẹp được bấm máy tại nhiều địa điểm khác nhau tại miền Bắc Việt Nam.

Ngoài việc truyền tải một câu chuyện thông qua ngôn ngữ điện ảnh, bộ môn nghệ thuật thứ bảy còn được xem là phương tiện quảng bá hết sức hữu hiệu, giúp giới thiệu những hình ảnh đặc sắc của một địa phương nào đấy đến với khán giả đại chúng. Nếu ekip Cô gái đến từ hôm qua (2017) lựa chọn bối cảnh trải dài khắp vùng Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa…), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015) ghi dấu ấn sâu đậm cùng mảnh đất Phú Yên, thì Tháng năm rực rỡ (2018) cũng không hề kém cạnh khi đưa lên màn ảnh các địa điểm thú vị, ít người biết tới nơi thành phố sương mù Đà Lạt.

Mới đây, Tháng 5 để dành – dự án chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Ranh giới đình đám vừa hé lộ một trích đoạn ngắn, có nội dung xoay quanh lần “đi chơi riêng” đầu tiên giữa đôi nhân vật chính: anh chàng Trung Hiếu (Xuân Hùng) bay bổng và cô nàng Mai Ngọc (Minh Trang) dễ thương. Mặc dù sở hữu thời lượng khá ngắn ngủi, nhưng thước phim ấy đã cho thấy nét đẹp nên thơ của bối cảnh thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc.

Tháng 5 để dành hé lộ bối cảnh đẹp như tranh của làng quê Việt Nam

Trước màn kết hợp quá ăn ý của hai bạn diễn viên trẻ ở Buổi hẹn hò đầu tiên, tác phẩm được kỳ vọng sẽ chạm tới trái tim khán giả bằng biết bao cung bậc cảm xúc chân thực lẫn tinh tế. Bên cạnh đó, trích đoạn trên cũng gây ấn tượng tốt bởi nhiều góc máy chỉnh chu, đậm chất điện ảnh tại hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc). Mong muốn tái hiện lại mảnh đất Phúc Yên trong Ranh giới thật trọn vẹn, đạo diễn Lê Hà Nguyên cùng ekip đã dành hàng tháng trời cho giai đoạn tiền kì, đánh xe rong ruổi khắp nơi bên ngoài Hà Nội nhằm tìm kiếm những địa điểm ưng ý nhất. 

Tháng 5 để dành hé lộ bối cảnh đẹp như tranh của làng quê Việt Nam 2

Chia sẻ thêm về khoảng thời gian thực hiện bộ phim, đạo diễn Lê Hà Nguyên trải lòng: "Chúng tôi quyết định ghi hình Tháng 5 để dành ngay đúng mùa lúa chín. Để có thể đưa người xem bước vào không gian sống của nhóm nhân vật một cách thuyết phục, các địa điểm này cần giữ được tinh thần, bầu không khí đặc trưng nơi đồng bắc Bắc Bộ hồi cuối thập niên 90".

Tháng 5 để dành hé lộ bối cảnh đẹp như tranh của làng quê Việt Nam 3

Gác lại vấn đề trên, theo vị đạo diễn việc tìm hiểu, thiết kế mỹ thuật cũng là một thách thức không nhỏ. May mắn thay, nhờ trào lưu văn hoá retro hiện đang phát triển rất mạnh trong cộng đồng giới trẻ, nên ekip vẫn lùng mua được kha khá vật dụng mang màu sắc xưa cũ. Ngoài ra, các thành viên trong đoàn cũng nhiệt tình quyên góp thêm đạo cụ để hỗ trợ cho quá trình bấm máy. Không gian retro của phim chủ yếu được tạo nên bởi chính bối cảnh sẵn có. Vì vậy, khâu lựa chọn bối cảnh đóng vai trò cực kì quan trọng. Những căn nhà dùng quay Tháng 5 để dành hầu như vẫn giữ nguyên thiết kế, đồ dùng từ năm 2000.

Tháng 5 để dành hé lộ bối cảnh đẹp như tranh của làng quê Việt Nam 4

Bối cảnh đẹp như tranh cùng không gian retro đặc sắc khiến bộ phim trở thành tác phẩm đầy hứa hạn của màn bạc tháng 5. Cùng chờ xem câu chuyện thời áo trắng sẽ được tái hiện thế nào trên nền không gian trữ tình của miền quê Bắc bộ nhé!

Phim dự kiến khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 24.05.2019.

Cocaine

Tháng 5 để dành hé lộ bối cảnh đẹp như tranh của làng quê Việt Nam 5

 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Petbrick 65: Bàn phím cơ lông xù "pettable" dành riêng cho tín đồ mèo, với trải nghiệm gõ phím độc đáo

Petbrick 65: Bàn phím cơ lông xù "pettable" dành riêng cho tín đồ mèo, với trải nghiệm gõ phím độc đáo

quânQuân Kít

Dry Studio đã tung ra thị trường một sản phẩm mới mang tên Petbrick 65, chiếc bàn phím cơ đầu tiên trên thế giới với thiết kế lông xù, nhằm mục tiêu vào tình yêu của mọi người dành cho mèo. Với giá 239 USD, sản phẩm này có hai phiên bản: Calico và Odd-eye, và điểm nổi bật chính là lớp vỏ ngoài mềm mại có thể tháo rời, dễ dàng vệ sinh.

Công Nghệ
Lên đầu trang