Tiếp nối với vũ trụ kinh dị được fan mong chờ từ lâu, The Conjuring 3: The Devil Made Me Do It (Ám Ảnh Kinh Hoàng 3: Ma Xui Quỷ Khiến) sắp ra mắt thực tế sẽ dựa trên một án mạng liên quan đến quỷ ám có thật trong lịch sử nổi tiếng trong giới báo chí và tâm linh. Hãy cùng bài viết tìm hiểu kĩ càng
The Conjuring 3: The Devil Made Me Do It vừa ra mắt mới đây lấy chủ đề chính về một vụ án mạng nổi tiếng xảy ra vào năm 1981 tại Brookfield, Connecticut khi thủ phạm, Arne Cheyenne Johnson, bị buộc tội danh giết người nhưng lấy lý do "The Devil Made Me Do It" hay ma xui quỷ khiến ông buộc phải làm vậy. Tuy nhiên, sự thật về vụ án này lại khá ly kì và nhiều chi tiết còn được ẩn giấu, đặc biệt về việc trừ ma của Ed và Lorraine Warren.
Arne Johnson là ai?
Vào năm 1981, Arne Johnson là một nguồi trồng cây chỉ mới 19 tuổi và sống cùng với Deborah Glatzel 26 tuổi. Cả hai đều tin vào các sự kiện tâm linh vào thời đó, và cùng nhau tham gia vào một buổi trừ tà cho cậu em trai David 11 tuổi của Glatzel trong cùng tháng xảy ra án mạng.
Tại sao David Glatzel lại bị trừ tà?
Theo báo chí, vào mùa hè năm 1980, David vào một căn hộ cho thuê ở Newtown với Johnson và Glazel. Tại đây, David nhìn thấy một ông già với chân có móng ngựa và một số người đàn ông trùm khăn kín bắt đầu đe dọa cậu, nhưng không ai thấy họ ngoài cậu ra. David bắt đầu cư xử lạ lùng hơn, la hét mỗi đêm và cơ thể bị thương một cách bí ẩn không thể giải thích. Glatzel và Johnson mới bắt đầu tìm đến một vị linh mục trong địa phương để đến và ban phép cho toàn ngôi nhà này. Khi biết tình hình, mọi người quyết định sẽ tập trung trừ tà cho David khi đây mới là nguồn nguy hiểm đáng lo ngại. Họ liên hệ với Ed và Lorraine Warren để tiến hành buổi lễ, và cả hai đều nhận định David hiện đang bị hơn 40 con quỷ nhập trong người.
Arne Johnson đã giết ai?
Sau sự kiện đó, không phải David mà lại chính là Arne Johnson giết Alan Bono - quản lý 40 tuổi tại nơi Daborah Glatzel làm việc và cũng là chủ nhà của cả hai người ở thời điểm hiện tại.
Chuyện gì xảy ra vào đêm Bono bị giết?
Vào ngày 16/2/1981, Johnson đâm Bono liên tục 4 - 5 nhát chí mạng vào ngực và bụng ngay ngoài sân cỏ trước nhà. Các nhân chứng cho biết sự việc dẫn đến án mạng này bắt nguồn khi Bono có lời lẽ không tốt với Glatzel khiến cả 2 bắt đầu đánh nhau và gây nên án mạng sau đó. Nhân chứng cũng cho biết rằng cả 2 đã uống nhiều rượu tại quán bar Mug 'N' Munch Café gần đó trước khi cuộc ẩu đả bắt đầu.
Thủ phạm sử dụng việc bị quỷ ám làm lý do gây ra án mạng?
Để kháng án, luật sư của Johnson đã dùng lý do rằng anh đã bị chi phối bởi quỷ dữ và thực hiện hành vi giết người, do đó anh hoàn toàn vô tội khi không thực hiện chúng.
Johnson đã bị quỷ ám như thế nào?
Theo lời khai báo của Johnson, anh bắt đầu bị quỷ nhập trong thời điểm David đang được trừ tà. Theo bản báo cáo từ cảnh sát, vợ chồng Warren đã nói với cảnh sát "Johnson nhảy lên cao và gào thét với quỷ dữ 'Hãy bắt tao đi, tao sẽ đánh với mày, nhập vào tao đi', từ lúc đó thì anh đã bị nhập".
Những lý do này có được tòa chấp nhận không?
Tòa án hoàn toàn không chấp nhận lý do bị quỷ ám để bào chữa cho hành vi tội phạm. Thẩm phán Robert Callahan cũng cho biết rằng các bằng chứng video và dẫn chứng từ nhà Warren hoàn toàn không thể chứng minh bằng khoa học. Khi bên luật sư yêu cầu đưa 4 vị linh mục làm lễ lên làm nhân chứng cũng không được tòa án chấp nhận.
Ảnh vẽ lại khung cảnh tòa án của vụ án mạng
Arne Johnson bị buộc tội như thế nào?
Arne Johnson bị tòa tuyên án giết người cấp độ 1 và xử 10 - 20 năm từ giam. Anh được thả sớm hơn 4 năm do có hành vi tốt trong thời gian chịu án.
Luật sư Martin J. Minnella có tin rằng thủ phạm bị quỷ ám không?
Luật sư bào chữa cho Johnson hoàn toàn tin tưởng vào việc anh bị quỷ ám, từ đó mới dốc công sức bào chữa cho vụ án của anh. Ông cho rằng họ có rất nhiều bằng chứng có thể chứng minh về sự việc này, nhưng lại bị quá nhiều thành viên trong tòa án hoài nghi về tín ngưỡng và các hoạt động trừ tà. Ngoài ra, phía linh mục trừ tà cũng không muốn xuất hiện trước công chúng về những việc mình đã làm, đặc biệt sau vụ án mạng có liên quan có thể làm tổn hại uy tín của tổ chức.