Gia đình Pakistan nuôi sư tử như thú cưng, mặc cho hàng xóm e ngại vẫn khẳng định "nó không cắn đâu"

"Sư tử Babbar rất ngoan và mến chủ. Tôi có thể ra lệnh cho nó ngồi, đi, đứng giống như một con cún" - chủ nhân sư tử cho biết.

Có thể bạn chưa biết: Dubai - nơi rất nổi tiếng với những con "pet" hổ, báo, sư tử được nuôi để thể hiện đẳng cấp - đã siết chặt luật định nhằm hạn chế tình trạng nuôi nhốt động vật hoang dã. Trong khi đó, Pakistan gần đây lại thường được truyền thông đưa tin về những con mãnh thú được thuần hóa và nuôi như thú cưng trong nhà.

Đầu tháng 4/2019, hai anh em Hamzah và Hassan Hussain ở thành phố Karachi, Pakistan đã khiến giới truyền thông trong nước và quốc tế chú ý vì nuôi sư tử như một con "pet". Họ tìm thấy "bé" sư tử trên nông trại khi nó mới 2 tuần tuổi, bị mẹ bỏ rơi. Tội nghiệp trước hoàn cảnh đó, hai anh em Hassain đã đem chú bé về nuôi, vỗ béo bằng thịt bò hảo hạng và đặt tên là Simba theo tên nhân vật trong phim The Lion King

Gia đình Pakistan nuôi sư tử như thú cưng, mặc cho hàng xóm e ngại vẫn khẳng định nó không cắn đâu - Ảnh 1.

Sư tử Simba nổi tiếng ở Pakistan

Gần đây, một chú sư tử nữa lại gây sốt ở Pakistan. Nó chính là "kẻ canh gác" của anh Zulkaif Chaudhary, 33 tuổi, sống tại thành phố Multan. Anh mua chú sư tử con vào 6 tháng trước, đặt tên là Babbar. Hiện giờ, Babbar đã nặng hơn 75kg và "ngốn" hết 7,7kg thịt sống mỗi ngày.

Dù có con trai 2 tuổi nhưng anh Chaudhary vẫn không nhốt hay xích lại người bạn "vua đồng cỏ" của mình mà cứ để nó chạy rong khắp nhà. Thậm chí, Chaudhary cho biết anh để cho sư tử Babbar thoải mái gầm lên trên chiếc giường ngủ cỡ lớn, đặt trong phòng máy lạnh của gia đình.

Gia đình Pakistan nuôi sư tử như thú cưng, mặc cho hàng xóm e ngại vẫn khẳng định "nó không cắn đâu" - Ảnh 2.

Gia đình Pakistan nuôi sư tử như thú cưng, mặc cho hàng xóm e ngại vẫn khẳng định "nó không cắn đâu" - Ảnh 2.

"Sư tử bé" Babbar cũng gây sốt MXH ở Pakistan

"Chú sư tử như một đứa trẻ nữa của tôi" - Chaudhary giải thích. "Nó chỉ mới 2 tháng tuổi khi được đón về nhà và đã trải qua 6 tháng ở mái ấm mới. Tôi rất yêu sư tử và quyết định mua ngay khi có cơ hội. Dù không thông báo trước với gia đình nhưng mọi người trong nhà đều chào đón và yêu mến sư tử nhí Babbar".

Chaudhary huấn luyện Babbar như một... chú chó, đưa nó đi dạo mỗi sáng. "Babbar rất ngoan và mến chủ. Tôi có thể ra lệnh cho nó ngồi, đi, đứng giống như một con cún" - chủ nhân con sư tử cho biết.

Gia đình Pakistan nuôi sư tử như thú cưng, mặc cho hàng xóm e ngại vẫn khẳng định "nó không cắn đâu" - Ảnh 3.

Gia đình Pakistan nuôi sư tử như thú cưng, mặc cho hàng xóm e ngại vẫn khẳng định "nó không cắn đâu" - Ảnh 3.

Gia đình Pakistan nuôi sư tử như thú cưng, mặc cho hàng xóm e ngại vẫn khẳng định "nó không cắn đâu" - Ảnh 3.

Gia đình Pakistan nuôi sư tử như thú cưng, mặc cho hàng xóm e ngại vẫn khẳng định "nó không cắn đâu" - Ảnh 3.

Con sư tử ngày càng to lớn nhưng hầu như được thả rông

Dù vậy, Chaudhary thừa nhận Babbar lớn quá nhanh nhờ được thiết đãi lượng thịt cừu, bò và thịt gà hảo hạng. Ước tính chú sư tử "ngốn" hết 2.400 bảng Anh mỗi tháng, tương đương 70 triệu đồng! Việc Babbar ngày càng trổ mã, to lớn khiến cư dân xung quanh e ngại. Tuy nhiên, Chaudhary lại trả lời bằng niềm tin có phần mù quáng: "Nó không cắn đâu. Tôi chưa bao giờ lo Babbar sẽ tấn công gia đình mình".

Gia đình Pakistan nuôi sư tử như thú cưng, mặc cho hàng xóm e ngại vẫn khẳng định nó không cắn đâu - Ảnh 4.

Đây vẫn là một con sư tử ăn thịt với bản năng hoang dã cơ mà!

Anh cho biết thêm trên tờ Daily Mail: "Tôi không thể tiết lộ nơi mình mua sư tử nhưng tôi có giấy phép để giữ nó trong nhà, và tổ chức động vật hoang dã cũng biết chuyện này". Dù vậy, nhiều người vẫn lo sợ việc nuôi "thả rông" sư tử của gia đình, bởi dù sao con vật cũng sở hữu bản năng của 1 kẻ săn mồi đáng sợ bậc nhất trong giới tự nhiên.

Theo Daily Mail, chính phủ Pakistan ban hành loại giấy phép đặc biệt, cho phép người dân có thể nhập thú hoang dã tuy việc này luôn vấp phải tranh cãi từ các tổ chức bảo tồn động vật. Hơn nữa, khỏi phải nói thì ai cũng biết việc nuôi thú lớn như sư tử, hổ, gấu... luôn tồn tại các mối nguy hiểm nhất định.

(Theo Daily Mail)

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang