Theo các số liệu thống kê, ngành công nghiệp game tăng trưởng rất nhanh và mạnh, hứa hẹn sẽ chưa dừng ở đây và con có thể tiến xa hơn trong tương lai. Đi cùng với đó là những công nghệ mới, tác động đến game cũng sẽ có những sự thay đổi để phù hợp với xu thế thị trường sắp tới.
Theo các số liệu nghiên cứu về thị trường game nói chung và mobile game nói riêng, sự phát triển vượt bậc của ngành game vẫn chưa hề có dấu hiệu chậm lại mà thay vào đó còn có thể tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ vào những năm tiếp theo tiêu bảo là năm 2016 sắp tới. Đi cùng với đó sẽ là sự phát triển và thay đổi của những ngành công nghệ ăn theo sự đi lên của game. Đó là những xu hướng nào?
1. Công nghệ thực tế ảo – VR
Theo nhận định của Juniper Research, 1 trung tâm chuyên nghiên cứu các số liệu và đưa ra những dự báo, cho rằng năm 2016 sẽ là năm ăn nên làm ra của công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality, tức VR) về việc phát hành thông qua các sản phẩm cũng như việc giới thiệu nó đến với đại bộ phận người tiêu dùng.
Có khá nhiều hãng nhận ra được tầm quan trọng cũng như định hướng được khả năng phát triển trong tương lai của VR, nhưng những cái tên sau đây: Oculus, Sony, HTC và Microsoft sẽ trở thành những kẻ tiên phong trong sự thành công cho sự phát triển của VR.
VR thực sự là 1 công nghệ vô cùng thú vị, không chỉ giúp ích cho con người trong nghiên cứu khoa học, mà còn áp dụng vào thực tế thi công và thực hiện các công trình 3D phức tạp. Công nghệ thực tế ảo cũng là điểm sáng cho sự thay đổi lớn của ngành game, nhất là game mobile vì nó rất dễ tiếp cận. Đưa người dùng đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn, thực tế hơn và vô cùng sống động.
Juniper dự báo 5 năm tới sẽ là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất của VR.
2. Wearable – Những sảm phẩm thông minh phát triển
Wearable hay hiểu đơn giản là những thiết bị thông minh đeo trên người, từ này được dùng để phân biệt với những chiếc điện thoại thông minh cầm tay. Ở thời điểm năm 2015 và những năm trở về trước, người dùng vẫn đang tỏ ra thiếu quan tâm đến các thiết bị thông minh có thể mang lên người. Google sau thất bại của thế hệ kính tiên phong Google Glass, họ vẫn không từ bỏ mà tiếp tục dự án cho kinh thông minh tiếp theo, lần này khoản tiền đầu tư được đưa ra lớn hơn và dự án cũng được thực hiện 1 cách âm thầm chứ không rầm rộ như trước.
Đó là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục theo đuổi công nghệ Wearable, khi mà thị trường smartphone đang dần bão hòa và phải có 1 sản phẩm tiềm năng khác làm nổ ra cuộc chiến mới trong giới công nghệ. Thử tưởng tượng xem trong tương lai, con người chỉ cần 1 chiếc kính thông minh, hay 1 chiếc vòng đeo tay thông minh, việc giải trí sẽ trở nên vô cùng thu vị, bạn sẽ không cần phải chạm lên màn hình để thao tác mà thay vào đó sẽ là những cú đảo mắt hay những cái lắc tay nhẹ nhàng.
3. Mạng 5G – Tương lai Internet không giây tốc độ cao
Mạng 5G có lẽ vẫn còn là 1 điều gì đó quá xa lạ đối với người dùng Việt khi mà 4G cũng chưa thực sự có mặt. Thế nhưng trên thế giới, các công ty viễn thông lớn Ericsson, Huawei hay Nokia… lại từng bước nghiên cứu và đem 5G vào thực tiễn. Tiêu biểu nhất là Nhật, quốc gia tiên phong trong việc nghiên cứu và hứa hẹn mang 5G xuất hiện vào năm 2016.
Với biệt danh 'sát thủ của Wi-fi, vì theo lý thuyết tốc độ của 5G có thể đạt đến 10 Gbps (Gigabit/giây), thậm chí cao hơn, ngay cả ở vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Mbps. Giải trí số giờ đây sẽ trở nên dễ hàng hơn rất nhiều, bạn yêu thích 1 bộ phim và muốn thưởng thức nó với chất lượng FHD 1080p, chỉ mất vài giây để tải về máy.
Nếu trong quá khứ bạn luôn cảm thấy ức chế với việc mạng net quá chậm khiến việc chơi các game online không mượt mà thì với 5G, cơn ác mộng này sẽ không còn và những trải nghiệm sẽ tuyệt vời hơn.
4. eSports – Xu hướng mới cho thị trường game
Trong năm 2015 sự quan tâm của cộng đồng dành cho eSports vô cùng đáng ngạc nhiên khi mà tỷ lệ theo dõi streaming trực tiếp các giải đấu khá cao. Những giải đấu lớn thu hút rất nhiều sự quan tâm của khán giả, thậm chí còn được truyền hình trực tiếp trên 1 số kênh nổi tiếng.
Theo thống kê năm 2015 thì đây là năm thịnh vượng nhất của ngành thể thao điện tử khi số tiền nó mang về tính tới thời điểm hiện tại với con số chục triệu USD, và con số này chỉ mới là số tiền thông qua các giải đấu mà chưa kể những khoản thu khác mà eSports mang lại. Gfinity Championships 2015 diễn ra ở London thu hút hơn 30 triệu lượt khán giả, điều này cho thấy thể thao điện tử đang dần chứng minh được vị thế của mình trên thị trường game khắc nghiệt.
Các nhà đầu tư cũng dần nhận ra tiềm năng lớn của eSport và hứa hẹn trong tương lai các dịch vụ streaming game sẽ nở rộ. Không chỉ nền tảng PC mà cả nền tảng di động cũng có thể là thị trường tiềm năng nhờ khả năng dễ tiếp cận.
5. Thống nhất các thiết bị trên cùng 1 nền tảng
Khi đề cập đến việc thống nhất các thiết bị trên cùng 1 nền tảng người ta sẽ nghĩ ngay đến hệ điều hành Windows 10 của Microsoft. Với việc hợp nhất các nền tảng Xbox, Windows (PC) và Windows (Mobile) người dùng sẽ có thêm trải nghiệm hợp nhất và tương đồng nhau trên mọi thiết bị.
Không chỉ trong công việc mà còn ở lĩnh vực giải trí, ngoài việc bạn có thể soạn thảo văn bản, xem các tập tin và giải quyết các vấn đề trên các thiết bị như 1. Thì với trò chơi điện tử cũng vậy, trải nghiệm giải trí cũng thống nhất, bạn sẽ không chỉ chơi game trên Xbox mà còn nhiều lựa chọn khác như PC hay smartphone. Ngoài Microsoft thì những đối thủ cạnh tranh khác như Apple hay Samsung cũng 'noi gương' xây dựng 1 dự án thống nhất các thiết bị trên 1 nền tảng.
Đây chắc chắn sẽ là sự thay đổi lớn và sẽ mau chóng trở thành xu hướng trong những năm tiếp theo.
Tổng hợp