Top 3 ứng dụng dùng để làm việc và học tập trực tiếp cực tốt có thể thay thế Zoom

Khi mà Zoom đang thể hiện quá nhiều lỗ hổng thông tin của mình thì một loạt những ứng dụng dưới đây sẽ có thể được sử dụng để hội họp và học tập cực tốt mà lại an toàn

Trong thời điểm mà dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục hoành hành như ở thời điểm hiện tại thì việc học tập hay làm việc ở nhiều nơi phải tạm thời bị gián đoạn, từ đó mọi người phải thực hiện việc cách ly tại gia để giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh này.

Cũng bởi lý do đó mà Zoom đã bất ngờ nổi lên để trở thành một trong những công dụ dạy học và làm việc từ xa được rất nhiều cơ quan cũng như trường học sử dụng để có thể không làm gián đoạn những công việc hiện tại. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì phần mềm này dần bộc lộ rõ những lỗ hổng về dữ liệu, dễ bị dò quét ID của một lớp học hay cuộc họp nào đó.

Những lỗ hổng này có thể bị những tin tặc truy cập bất hợp pháp, từ đó tuyên truyền những thông tin độc hại, rò rỉ thông tin nội bộ từ những tổ chức khác nhau hay thậm chí là trực tiếp làm hại đến máy tính của chính bạn.

Để có thể hạn chế được việc rò rỉ thông tìn thì trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm qua 3 ứng dụng miễn phí khác mà người dùng có thể thay thế cho Zoom.

Skype

Phần mềm này mới đây đã ra mắt một chức năng có tên Meet Now và cho phép người dùng có thể tham gia những phòng họp trực tuyến mà không cần tài khoản.

skype-meet-now

Người dùng muốn tham gia chỉ cần nhấp vào một liên kết được gửi đến, sau đó đăng nhập tài khoản Skype hoặc chọn Join as Guest để có thể tham gia với tư cách là khách mời.

Ưu điểm

  • An toàn và miễn phí, cho phép bạn thoải mái mời bao nhiêu người tham gia tùy thích và không giới hạn thời gian gọi. 
  • Nếu chỉ mời những người sử dụng Skype, bạn có thể lên lịch cuộc họp ngay bên trong ứng dụng. 
  • Bất cứ ai cũng có thể tham gia mà không cần tài khoản Skype hoặc thậm chí là ứng dụng. 
  • Dễ dàng chia sẻ màn hình với người khác.

Nhược điểm

  • Không có tính năng whiteboard (bảng trắng).
  • Không lý tưởng cho một lớp học vì không có người quản lý cuộc họp.

2. Microsoft Team

Đây là một phần mềm thuộc Office 365, tuy nhiên người dùng vẫn có thể đăng ký và sử dụng nó hoàn toàn miễn phí mà không phải bỏ tiền mua bộ Office 365.

microsoft-teams

Ưu điểm

  • Có thể sử dụng trên hầu hết các nền tảng phổ biến như Windows, macOS, Android, iOS và trình duyệt web.
  • Bạn có thể mời mọi người vào nhóm để dễ dàng tương tác và lên lịch các cuộc họp sau đó.

Nhược điểm

  • Microsoft Team giống như một ứng dụng trò chuyện/cộng tác hơn là một công cụ hội họp trực tuyến, được trang bị rất nhiều tính năng nhưng giao diện không trực quan.

3. Google Hangout

Google Hangout sẽ hoạt động chung với lại tài khoản Gmail của bạn và bạn có thể mời bất kì ai tham gia những cuộc họp thông qua điện thoại, máy tính hay thậm chí là trình duyệt web.

Google-hangouts

Ưu điểm

  • Bất cứ ai cũng có thể tham gia cuộc họp, kể cả khi họ không có tài khoản Google. 
  • Dễ dàng lên lịch cuộc họp và chia sẻ liên kết phòng họp đến mọi người.
  • Tự động ngăn chặn tiếng ồn xung quanh.
  • Hỗ trợ chia sẻ màn hình và tạo phòng hội nghị.
  • Có thể kiểm soát các thành viên trong phòng (tắt tiếng, xóa những người dùng gây rối...) 

Nhược điểm

  • Google Hangouts có thể không hoạt động trên tất cả trình duyệt, ví dụ như Safari và người dùng sẽ phải cài đặt Firefox hoặc Chrome.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang