SSD Samsung 980 Pro được các Pháp sư Trung Hoa "bùa" đến nỗi có thể đánh lừa cả phần mềm của Samsung.
Được cho ra mắt cách đây 3 năm, nhưng Samsung 980 Pro là sự lựa chọn SSD tốt nhất hiện nay với giá cả phải chăng so với những mẫu được ra mắt sau này. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Samsung 980 Pro là một trong những SSD được làm giả nhất thị trường hiện nay.
Xem thêm: CẢNH BÁO: Mua SSD 30TB chưa tới 500 nghìn đồng, người mua tá hoả khi biết đã mua nhằm "đồ đểu"
Theo Tomshardware, một người dùng Trung Quốc chia sẻ trên diễn đàn Baidu Tieba về việc bị lừa mua laptop được gắn Samsung 980 Pro giả. Ổ SSD được làm giả vô cùng tinh vi với nhãn Samsung 980 Pro 2TB và cả firmware.
Khả năng làm giả tốt đến mức Samsung 980 Pro thậm chí còn đánh lừa được phần mềm Samsung Magician. Cho đến khi người dùng tháo bỏ nhãn dán bên ngoài, ổ cứng mới lộ ra là đồ giả.
Cụ thể, SSD sử dụng vi điều khiển SSD Maxio MAP1602A PCIe 4.0, cùng loại với ổ được lắp cho Acer Predator GM7. Bộ điều khiển SSD làm giả có tiến trình 12nm của TSMC và không có DRAM.
Chip nhớ là loại TLC 3D 128 lớp của YMTC sản xuất. Nếu ổ cứng là 980 Pro hàng xịn, nó sẽ phải sử dụng vi điều khiển Elpis 8nm, thiết kế có DRAM đi cùng và chip nhớ TLC 3D V-NAND 128 lớp. Những người tiêu dùng có kinh nghiệm hơn biết rằng các ổ SSD của Samsung thường dùng vi điều khiển và chip NAND do chính hãng sản xuất.
Theo Benchmark mà người dùng cung cấp, SSD "fake" cung cấp tốc độ đọc và ghi tuần tự lần lượt là khoảng 4,8 GBps và 4,5 GBps trong CrystalDiskMark và lên đến 4,2 GBps và 3,9 GBps trong AS SSD. Trong khi đó, Samsung 980 Pro cung cấp tốc độ đọc và ghi tuần tự lên tới 7 GBps và 5 Gbps, tùy thuộc vào dung lượng.
Được biết, người dùng đã mua ổ SSD "fake" này trên Xianyu, chợ đồ cũ của Taobao với giá khoảng 880 nhân dân tệ (khoảng 3 triệu đồng), rẻ hơn nhiều so với thị trường. Mặc dù là đồ cũ anh khá bất ngờ khi chúng nhưng được đóng gói giống hệt với sản phẩm mua mới của Samsung.
Việc mua phần cứng PC ở chợ trời luôn gặp phải rủi ro, kể cả những sàn thương mại điện tử có tiếng khác như Amazon, AliExpress, Walmart cũng không thực sự an toàn. Trước đó, một người dùng đã đặt mua một SSD 30TB với giá chỉ 500 nghìn đồng và "tá hoả" khi biết rằng ổ SSD được dán keo từ hai ổ SSD 15TB khác.