Sai sót khi tự build PC vô cùng phổ biến, hãy cùng xem qua một vài điều giúp bạn cẩn trọng trước khi build PC tại nhà.
Nhiều vấn đề có thể xảy ra khi mua các lính kiện PC và trong quá trình build máy. Điều đó khiến nhiều thời gian và năng lượng bị lãng phí vì những sai lầm ngớ ngẩn mà có thể dễ dàng tránh được.
Lần đầu tiên tự build một chiếc PC tại nhà rất thú vị và đầy thử thách, nhưng ngay cả những người có kinh nghiệm cũng gặp phải một số vấn đề không mong muốn. Lập kế hoạch trước khi build PC là vô cùng cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và thậm chí có thể là tiền bạc.
Bài viết này sẽ liệt kê một số điều mà các game thủ cần nắm được trước khi chi tiêu số tiền của mình trong việc build PC.
Linh kiện tương thích
Mặc dù điều này đã được cân nhắc khác nhiều, nhưng không hiếm trường hợp người dùng mua phải các linh kiện không tương thích với nhau. Ví dụ: mua RAM DDR3 cho hệ thống hỗ trợ RAM DDR4 hoặc mua bộ tản nhiệt CPU không phù hợp với CPU. Để chắc chắn điều này không xảy ra, hãy tham khảo trang web "PCPartPicker" và đưa vào tất cả các linh kiện mà bạn định mua, trang web này này sẽ cho bạn biết liệu mọi thứ có tương thích với nhau hay không.
Linh kiện vừa với case
Ngay cả khi tất cả các linh kiện đều tương thích, không đồng nghĩa là sẽ vừa với case mà bạn đã mua. Thông thường, card đồ họa và bộ tản nhiệt CPU là những linh kiện cần khoảng trống nhiều nhất, còn những linh kiện cao cấp sẽ không phù hợp với các case tầm trung.
Trước khi mua case, hãy xem xét các thông số kỹ thuật của nó và kiểm tra khoảng trống mà nó hỗ trợ cho bộ tản nhiệt CPU và card đồ họa. Sau đó, kiểm tra khoảng trống mà các linh kiện mà bạn sẽ mua có vừa hay không.
PSU cao cấp
Khi mua sắm các linh kiện, PSU thường bị bỏ qua. Bộ nguồn không chỉ hỗ trợ các yêu cầu về công suất của hệ thống mà còn được đánh giá cao.
PSU cần có công suất nhiều hơn một chút so với yêu cầu của thiết bị, điều này cho phép thiết bị của bạn được cung cấp năng lượng dồi dào hơn, mang lại trải nghiệm người dùng một cách trơn tru nhất.
Hiệu suất linh kiện
Để tận dụng tối đa PC của mình, người dùng phải đảm bảo rằng không có linh kiện nào làm chậm hệ thống của bạn. Khi chơi game, nếu CPU không mạnh bằng GPU sẽ ảnh hưởng đến tốc độ khung hình. Đây được gọi là tắc nghẽn cổ chai.
Ngoài ra, không nên mua bất kỳ linh kiện nào lấn át tất cả các thành phần khác, điều này sẽ rất lãng phí vì bạn sẽ không thể tận dụng hết tiềm năng của nó.
Mua mainboard tương thích với CPU không hỗ trợ ép xung
Một sai lầm phổ biến khi mua một CPU có thể ép xung là mua một bo mạch chủ tương thích với CPU nhưng không hỗ trợ ép xung. Trước khi mua bo mạch chủ, hãy kiểm tra thông số kỹ thuật của nó và liệu nó có hỗ trợ ép xung CPU hay không.
Hệ thống quạt hiệu quả
Đảm bảo rằng case có đủ vị trí cho hệ thống quạt giúp cho PC của bạn luôn mát mẻ. Hệ thống quạt tốt giúp tản nhiệt cho tất cả các linh kiện, nâng cao tuổi thọ của thiết bị của bạn. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng việc quản lý cáp được thực hiện đúng cách để nó không ảnh hưởng đến luồng không khí.
Mua đúng RAM
Đừng mua nhiều RAM hơn mức hỗ trợ của CPU và main, nếu không sẽ rất lãng phí tiền bạc. Hơn nữa, đừng mua RAM nhanh hơn các thành phần khác có thể hỗ trợ.
Ví dụ, nếu bạn mua RAM chạy ở tốc độ 3600MHz, nhưng bo mạch chủ của bạn hỗ trợ 1600MHz, thì RAM sẽ chạy ở tốc độ tối đa 1600MHz. Điều này khiến việc chi tiền cho bộ RAM 3600MHz là vô bổ.
Mua một bộ làm mát CPU uy tín
Hầu hết các CPU cao cấp không đi kèm bộ tản nhiệt trong hộp. Thay vào đó, người dùng phải mua một bộ tản nhiệt CPU tương thích có thể xử lý nhiệt. Hơn nữa, hầu hết các CPU tầm trung có bộ tản nhiệt không đủ tốt và cần được thay thế sau một thời gian.
Kiểm tra điểm chuẩn của bộ tản nhiệt CPU mua trước khi mua để chắc chắn CPU sẽ luôn được làm mát khi tải nặng.
Chi tiêu ngân sách hiệu quả
Đối với chơi game, việc chi nhiều tiền nhất cho CPU và GPU có ý nghĩa nhất vì hệ thống sẽ có thể chạy các trò chơi mượt mà hơn mà không bị giật và lag. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chi rẻ tiền đối với các linh kiện khác.
Có thể nâng cấp PC trong tương lai
Điểm mạnh của PC là khả năng nâng cấp theo thời gian của người dùng và theo kịp các tiêu chuẩn mới nhất. Vì vậy, trước khi mua các linh kiện, hãy đảm bảo rằng có nhiều khe cắm RAM, PSU đủ mạnh cho GPU mạnh hơn và bo mạch chủ có nhiều khe lưu trữ hơn.
Ngoài ra, hãy mua các linh kiện có hỗ trợ công nghệ mới nhất như PCIe 5.0, DDR5 và phần cứng thế hệ mới nhất để hệ thống tồn tại được lâu trước khi cần thay thế.