Chính phủ Trung Quốc ra mắt ứng dụng "mai mối" nhằm thúc đẩy tỉ lệ sinh sản

Tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 6,77 ca sinh trên 1.000 người vào năm ngoái và dự kiến ​​sẽ còn giảm hơn nữa trong năm nay.

Tỉnh Giang Tây ở miền đông Trung Quốc vừa cho ra mắt ứng dụng "mai mối" giúp cư dân độc thân tại địa phương tìm được nửa kia phù hợp

Được gọi là "Palm Guixi", ứng dụng sử dụng các dữ liệu về cư dân còn độc thân tại địa phương để tạo nền tảng "mai mối".

Chính phủ Trung Quốc ra mắt ứng dụng "mai mối" nhằm thúc đẩy tỉ lệ sinh sản

Theo báo cáo của The Guardian, ứng dụng này là một phần của sáng kiến ​​tỉnh Giang Tây nhằm tăng tỷ lệ kết hôn đã giảm trên toàn quốc trong thập kỷ qua.

Chính quyền địa phương ở các khu vực khác của Giang Tây đang lên kế hoạch cho các sự kiện trực tiếp để thúc đẩy tương tác xã hội. Tại thành phố Gao'an, hơn 100 thanh niên độc thân đã tham dự một sự kiện ở công viên Ruizhou Fuya, nơi họ có thể mặc trang phục truyền thống, chơi trò chơi và "trở nên thân thiết" với nhau hơn.

Chiến dịch chống lại "tiền sính lễ" cao là một trong những nguyên tắc chính của thí điểm Giang Tây. Chính phủ gần đây đã phản đối phong tục chú rể tương lai "nạp tài" cho gia đình cô dâu trước khi kết hôn.

Bộ luật dân sự của quốc gia cấm "việc trao tiền hoặc quà khi kết hôn". Nhưng trên thực tế, hủ tục này vẫn còn phổ biến, nhất là ở các vùng nông thôn. Với giá cô dâu trung bình là 380.000 nhân dân tệ (tương đương 1,3 tỷ đồng), Giang Tây đứng đầu trong bảng xếp hạng không chính thức toàn quốc về tiền sính lễ vào năm 2022.

Chính phủ Trung Quốc ra mắt ứng dụng "mai mối" nhằm thúc đẩy tỉ lệ sinh sản

Trong khi đó, nhiều người dùng trên nền tảng Weibo tại Trung Quốc phản đối dịch vụ mai mối do nhà nước hỗ trợ vì coi đây người dân như là "máy đẻ" của chính phủ. 

SCMP cho biết, có khoảng 11,6 triệu cặp đôi kết hôn vào 2022, ít hơn gần 700.000 so với năm trước. Con số này thấp hơn đáng kể so với mức cao nhất năm 2013 là 23,9 triệu.

Tỷ lệ sinh, năm ngoái đạt mức thấp kỷ lục 6,77 ca sinh trên 1.000 người do dân số giảm lần đầu tiên sau 60 năm, được dự đoán sẽ tiếp tục giảm, phản ánh xu hướng giảm này.

Theo Dong Yuzheng, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Dân số Quảng Đông, những người trẻ tuổi đang phải chịu áp lực ngày càng tăng trong cuộc sống cá nhân và không thể chịu được gánh nặng tài chính của hôn nhân, chi trả để mua nhà và nuôi dạy con cái. Dong khẳng định rằng những người trẻ hiện tại đang thực sự thích sự tự do của cuộc sống độc thân hơn là kết hôn. 

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang