Elon Musk lên kế hoạch sa thải 3.700 nhân viên Twitter vào ngày mai

Quân Kít

Động thái này cũng được cho là một cách để cắt giảm chi phí và giúp công ty lấy lại doanh thu.

Vào cuối tháng 10, nhiều tin đồn cho rằng Elon Musk đã lên kế hoạch sa thải hàng loạt nhân sự Twitter nếu việc thâu tóm công ty thành công. Không may là thương vụ mua bán hoàn thanh như mong muốn của vị tỷ phú vài ngày sau đó và Musk đã nhanh chóng tiến hành "thay máu" công ty bằng cách sa thải một số CEO cấp cao của công ty.

Tuy nhiên, sự việc chưa dừng ở đó và có vẻ như điều tương tự có thể sẽ sắp xảy ra với một lượng lớn nhân sự của Twitter, mặc dù ở thời điểm này vẫn chưa có thông tin chính thức.

Xem thêm: Elon Musk "chốt" tính phí tài khoản Twitter có dấu tick xanh 8 USD/ tháng

Sau khi đảm nhiệm vị trí điều hành Twitter, Elon Musk đã có một loạt thay đổi khiến người dùng hoài nghi về việc lãnh đạo của ông, bao gồm: người dùng phải trả 8 USD/ tháng nếu muốn có dấu tick xanh, có thể truy cập vào các tính năng như tuỳ chọn chỉnh sửa tweet, "hồi sinh" ứng dụng Vine,... 

Những thay đổi với tốc độ chóng mặt dường như khiến các văn phòng tại Twitter rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhiều nhân viên cho biết họ thậm chí đã phải túc trực, sinh hoạt tại công ty 24/7 để kịp chạy deadline và hàng chục nhân viên phải đối mặt với việc bị sa thải vì không đáp ứng được yêu cầu mà vị tỷ phú đưa ra.

Theo Bloomberg, Elon Musk đang có kế hoạch sa thải khoảng 3.700 nhân viên Twitter vào ngày 4/7, tương đương một nửa nhân sự công ty. Và các vị trí cấp cao còn lại sẽ đảm nhiệm một công việc khó khăn chính là quyết định những người nào trong team của họ có nằm trong danh sách bị đuổi việc. 

Xem thêm: Profile "khủng" của dàn lãnh đạo cấp cao Twitter bị Elon Musk sa thải

Một vài quản lý của Tesla cũng tham gia vào nhiệm vụ "thay máu" cùng các nhà lãnh đạo Twitter, nhằm xem xét những nhân viên nào sẽ bị sa thải. Những mã code mà các nhân viên đã "cống hiến" khi làm việc tại Twitter là cơ sở để các nhà lãnh đạo quyết định giữ chân hay sa thải họ.

Động thái này cũng được cho là một cách để cắt giảm chi phí và giúp công ty vực dậy trong cuộc chiến khó khăn để lấy lại doanh thu mà trước đó đã không làm được. 

 

Bài cùng chuyên mục