Khai quật chiếc lược ngà 3.700 năm tuổi được chạm khắc "thần chú" diệt chấy

Câu "thần chú" được khắc trên chiếc lược 3.700 năm tuổi sử dụng chữ alphabet đầu tiên của loài người.

Theo các nhà khảo cổ học tìm thấy, cụm từ được phát hiện sử dụng tiếng Canaan từ khoảng năm 1700 trước Công nguyên và đây có thể là chữ viết đầu tiên đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Món đồ xa xỉ này được khai quật tại Lachish vào năm 2017 bởi nhóm khảo cổ học Đại học Hebrew Jerusalem được giáo sư Yosef Garfinkel chỉ đạo. Lachish là một thành bang của người Canaan vào thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên và là thành phố quan trọng thứ hai của vương quốc Judah. 

Khai quật chiếc lược ngà 3.700 năm tuổi được chạm khắc thần chú diệt chấy

Tuy nhiên, phải đến năm 2022, Tiến sĩ Madeleine Mumcuoglu tại HU mới bắt đầu quá trình xử lý hiện vật. Chiếc lược ngà này được khắc dòng chữ được tạo thành từ 17 chữ cái riêng lẻ ở dạng Canaanite cổ, được ặt lại với nhau, những từ này tạo thành bảy từ. Chữ Canaanite là một trong những bảng chữ cái alphabet ra đời sớm nhất, khoảng năm 1800 trước Công nguyên. 

Các nhà nghiên cứu đã giãi mã dòng chữ này là "Cầu mong chiếc ngà này sẽ loại bỏ chấy khỏi tóc và râu". Đây được cho là câu "thần chú" của người cổ đại lúc bấy giờ, với mong muốn loạt bỏ chấy và gỡ tóc rối cho người dùng. 

Tiến sĩ Daniel Vainstub cho biết, dòng chữ trên chiếc lược ngà được viết theo phong cách đặc trưng cho giai đoạn phát triển sớm nhất của bảng chữ cái. Ông cũng giải thích rằng con chấy là dòng chữ thứ ba trong số mười bệnh dịch của Ai Cập và nó cũng ảnh hưởng đến người Canaan.

Khai quật chiếc lược ngà 3.700 năm tuổi được chạm khắc thần chú diệt chấy 2

Ngà voi là một vật liệu quý hiếm và đắt tiền, được tìm thấy trong các mặt hàng nhập khẩu từ bên ngoài khu vực, vì không có voi ở Canaan cách đây 3.700 năm, vào khoảng thời gian chiếc lược được sản xuất. Bên cạnh ngà voi, nhiều vật liệu phổ biến khác được sử dụng để chế tạo một chiếc lược bao gồm gỗ và xương. Chiếc lược này có lẽ được sản xuất ở Ai Cập và được mang đến Cannan như một món đồ đắt tiền. 

Chiếc lược ngà được tìm thấy có kích thước 3,5 x 2,5 cm. Theo thời gian, chiếc lược đã mòn và mất răng. Dưới kính hiển vi, nhóm nghiên cứu phát hiện ra dấu tích chấy 0,5-0,6 mm trên chiếc răng thứ hai của chiếc lược.

 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Lên đầu trang