Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu AI, bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ

Alibaba, Baidu và Huawei đang nghiên cứu các kỹ thuật để đạt được hiệu suất AI cao nhất mà ít sử dụng đến các chip hoặc tránh phụ thuộc vào các phần cứng khác.

Lệnh trừng phạt từ Mỹ đã và đang đẩy các hãng công nghệ Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) mà không cần phụ thuộc vào các chip bán dẫn tiên tiến của Mỹ, theo WSJ đưa tin. 

WSJ cũng cho biết thêm, các công ty Trung Quốc, bao gồm Alibaba, Baidu và Huawei đang nghiên cứu các kỹ thuật để đạt được hiệu suất AI cao nhất mà ít sử dụng đến các chip. Ngoài ra, các công ty cũng đang nghiên cứu các cách kết hợp các loại chip khác nhau để tránh phụ thuộc vào bất kỳ phần cứng nào. 

Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu AI, bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ

Cuộc chạy đua thương mại hoá các mô hình tương tự ChatGPT đã thúc đẩy nhu cầu về những con chip mạnh hơn và các cách để khai thác chúng nhiều hơn nhằm giảm chi phí phát triển AI.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã cấm các nhà thiết kế chip máy tính AI như Nvidia và AMD, bán các sản phẩm sản phẩm cao cấp dành cho AI cho Trung Quốc. Điều này buộc quốc gia châu Á phải tiêu thụ kho dự trữ chip của Mỹ để tạo ra các sản phẩm tương đương ChatGPT của riêng mình.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy nhanh việc sử dụng AI trong nghiên cứu khoa học và công nghệ trong bối cảnh cuộc cạnh tranh với Mỹ đang ngày một nóng lên.

Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu AI, bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ

Alibaba và Baidu, những công ty đã tồn động chip A100 trước lệnh cấm được ban hành, đã dành chúng cho các nhiệm vụ đòi hỏi nhiều thuật toán nhất. 

Nvidia đã tạo ra các phiên bản hạ cấp của chip A800 và H800 cho thị trường Trung Quốc, được gọi là A800 và H800, để lách lệnh trừng phạt. 

Tuy nhiên, theo Yang You, giáo sư Đại học Quốc gia Singapore cho biết động thái của Trung Quốc là vô cùng tốn kém. Nếu một công ty Mỹ cần 1.000 chiếc H100 để đào tạo một mô hình ngôn ngữ lớn, thì một công ty Trung Quốc có thể cần 3.000 chiếc H800 trở lên để đạt được kết quả tương tự. Các chuyên gia cũng đánh dấu những thách thức kỹ thuật để làm cho chúng hoạt động một cách đáng tin cậy.

Tuy Trung Quốc và Mỹ "cân tài, cân sức" trong việc phát triển AI, nhưng các chuyên gia dự đoán, việc triển khai công nghệ này trong các sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc có thể sẽ vượt lên dẫn trước vào năm 2023.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang