Việt Nam lại một lần nữa nằm trong top 5 những quôc gia có hành xử trên không gian mạng tệ nhất theo khảo sát từ Microsoft
Trong một khảo sát đến từ phía Microsoft về những quốc gia có những hành vi hành xử thiếu văn minh trên không gian mạng nhất đã chỉ ra tên của 25 quốc gia, và một trong số đó bao gồm cả Việt Nam.
Xem thêm: OnlyFans quyết tâm thay trở thành nền tảng đa dạng về nội dung chứ không chỉ riêng video 18+
Điều đáng nói ở đây đó là bảng khảo sát của Microsoft cũng cho thấy rằng Việt Nam đang đứng hạng 5 trong số tổng 25 quốc gia có chỉ số văn minh trên không gian mạng (DCI) thấp nhất toàn thế giới. Số liệu này được công bố ngay trong ngày Quốc tế An toàn Internet thế giới và trước Việt Nam là những quốc gia bao gồm Nga, Columbia, Peru và Nam Phi.
Nguyên do cho sự ra đời của bảng khảo sát này đó chính là tìm hiểu những trải nghiệm của người dùng mạng đối với 21 rủi ro do những hành vi ứng xử không đúng mực trên Internet có thể gây ra. Những người tham gia cuộc khảo sát đều là những thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 25 quốc gia khác nhau.
Xem thêm: Nghiên cứu thành công vi xử lý cho phép bạn tải 230 triệu tấm ảnh chỉ với 1 giây
Việt Nam có 500 người tham gia khảo sát với độ tuổi từ 13-74 và những nội dung tham gia khảo sát về lối hành xử thiếu văn minh trên không gian mạng sẽ bao gồm các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).
Những người khảo sát cũng không quên cho biết thêm rằng trong thời gian gần đây, họ rất thường xuyên gặp những hành vi thiếu văn minh trên không gian mạng và đây cũng là một thực trạng nhức nhối, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác khi việc không kiếm chế lời nói của bản thân trên các nền tảng MXH đã mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến những người dùng mạng khác.
Tuy nhiên theo như nhiều cư dân mạng cho biết thì số lượng người khảo sát là tương đối hạn chế và chưa thật sự phản ánh đúng việc liệu người dùng mạng Việt Nam có thật sự kém văn minh trên Internet hay không. Hiên tại XH này vẫn còn gây ra khá nhiều những tranh cãi trong cộng đồng bởi độ phủ của khảo sát ở các quốc gia không thật sự rộng, cũng như không ai biết nội dung của bảng khảo sát đó là gì để đưa ra được những đánh giá như thế này.