FTX - sàn giao dịch tiền ảo lớn thứ 2 thế giới xin phá sản, tương lai của TSM và LCS rất mịt mờ
Sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ 2 trên thế giới đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ.
Trong một tuyên bố trên Twitter, FTX nói rằng người sáng lập công ty là Sam Bankman-Fried đã từ chức giám đốc điều hành, mặc dù ông sẽ vấn "hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi có trật tự". John J. Ray III đã được bổ nhiệm làm CEO mới.
Thông báo được đưa ra sau một tuần đầy hỗn loạn với FTX, công ty được nhiều người đánh giá là một trong những công ty an toàn nhất trong lĩnh vực tiền ảo đầy biến động này. Tại thời điểm này, FTX đã tụt hạng từ thứ 2 xuống 94 và còn giảm sâu hơn, theo như CoinMarketCap.
Xem thêm: Nhà tài trợ chính của TSM "dính chưởng" khiến người hâm mộ lo lắng
"Tôi thực sự xin lỗi, một lần nữa, chúng tôi đã kết thúc ở đây. Hi vọng rằng mọi thứ có thể tìm ra cách phục hồi. Hi vọng rằng điều này có thể mang lại sự minh bạch, sự tin tưởng và quản trị cho họ," Bankman viết trên Twitter.
Vào gnày 8 tháng 11, Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới đã kí một bức thu không ràng buộc về ý định mua lại FTX và giúp giải quyết các vấn đề thanh khoản của công ty. Nhưng chỉ một ngày sau thì họ thông báo rằng mình sẽ rời khỏi thỏa thuận này sau khi xem xét các báo cáo tài chính của FTX. "Ban đầu, hi vọng của chúng tôi là có thể hỗ trợ khách hàng của FTX để cung cấp khả năng thanh khoản, nhưng các vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng hỗ trợ của chúng tôi."
Xem thêm: LMHT: Rò rỉ thông tin Doublelift và Bjergsen sẽ cùng tái ngộ trong đội tuyển 100Thieves
Sự sụp đổ của FTX sẽ tác động cực kì lớn tới một số tổ chức esports, đặc biệt là TSM - đối tác chiến lược của FTX sau khi cả hai kí một bản thỏa thuận trị giá 210 triệu đô la Mỹ vào năm ngoái. Vào tháng 10 vừa qua, phó chủ tịch esports của TSM nói rằng tổ chức sẽ quay trở lại đấu trường CS:GO chuyên nghiệp vào năm 2023, nhưng giờ đây khi FTX sụp đổ, hi vọng này càng trở nên khó thành hiện thực hơn. FTX cũng đã kí một bản hợp đồng tài trợ chính cho giải đấu LHMT LCS, cùng với đó là một thương vụ đổi tên Miami Arena trong vòng 10 năm, và giờ đây khi nó phá sản thì mọi thứ vẫn còn là một biển sương mù cho các đối tác.
Bài cùng chuyên mục