Nhờ dịch bệnh mà làng LMHT có thể bỏ ra một giải đấu quốc tế vô nghĩa như Rift Rivals

Dù được đánh giá là một giải đấu lớn nhưng Rift Rivals lại không đem đến nhiều lợi ích cho các đội tuyển

Trong bất kì một tựa game Esports nào đó đều có cho mình những giải đấu để cho các đội tuyển tham dự với một giá trị nhất định, có thể là đem lại danh tiếng, khẳng định sức mạnh hay một lý do thực tế hơn là tiền bạc chẳng hạn.

Cũng chính sự hấp dẫn đó của các giải đấu đã là những động lực lớn lao để những tuyển thủ có thể cống hiến hết sức của mình để thi đấu, đồng thời thu hút một lượng lớn khán giả xem chương trình. Điều này đã tạo nên những giải đấu thường lớn "siêu to khổng lồ" như CKTGLMHT, Major - CS:GO hay The International - DOTA2 .

Trong cái rủi có cái may, Khu Vực Đại Chiến bị hủy do Covid-19 giúp LMHT bớt một giải đấu vô nghĩa - Ảnh 1.

CKTG luôn là mục tiêu lớn nhất của người chơi LMHT, đặc biệt là các top team

Ngoài những giải đấu quốc tế ra thì những giải đấu khu vực cũng vô cùng quan trọng khi mà những đội tuyển tại LPL, LCK, VCS sẽ phải vượt qua được những đội tuyển trong khu vực mới có thể có trong tay chiếc vé đến với CKTG. Hơn nữa những giải đấu quốc nội cũng giúp các đội tuyển thu hút được nhiều tài trợ hơn.

Trong cái rủi có cái may, Khu Vực Đại Chiến bị hủy do Covid-19 giúp LMHT bớt một giải đấu vô nghĩa - Ảnh 2.

Dù không đủ sức cạnh tranh vô địch thế giới nhưng việc chiến thắng tại giải quốc nội như cách GAM Esports đang làm với VCS cũng cực kì quan trọng

Vậy ngoài những giải đấu siêu khủng như CKTG và những giải đấu quốc nội ra thì chúng ta còn một giải đấu nữa, đó chính là Rift Rivals (Khu Vực Đại Chiến). Dù đây là một giải đấu quốc tế nhưng trong những năm gần đây thì tầm quan trọng của nó đang giảm đi một cách rõ rệt, lý do là nó đem lại khá nhiều bất tiện cho các tuyển thủ và tổ chức Esports.

Đầu tiên là về mặt ý nghĩ thì Rift Rivals được tổ chức để tranh đấu giữa hai khu vực xem ai là những kẻ mạnh hơn. Tuy nhiên trong giới Esports hiện tại chỉ có Bắc Mỹ và chân Âu là còn xem trọng giải đấu này mà thôi, còn những nhà vô địch tại LPL như FPX hay IG liệu có xem trọng nó hay không? Hay mục tiêu cuối cùng của họ chỉ là đi đến CKTG?

Trong cái rủi có cái may, Khu Vực Đại Chiến bị hủy do Covid-19 giúp LMHT bớt một giải đấu vô nghĩa - Ảnh 3.

Phải chăng Faker và SKT T1 đã bung sức ở quá nhiều giải đấu trước CKTG, kể cả Rift Rivals, nên họ bị hạ gục tại giải đấu quan trọng nhất?

Chưa kể đến việc Rift Rivals cũng không đem đến cho các đội tuyển bất kì điểm tích lũy hay lợi thế gì để cạnh tranh với những đội tuyển khác trong việc giành được chiếc vé đi CKTG cả. Những game thủ đã phải bỏ ra gần 1 tuần để tham gia một giải đấu không đem lại bất kì lợi ích gì cho họ, vì vậy điều đó cũng ảnh hưởng khá nhiều đến màn trình diễn của họ trong một trận đấu.

Ngoài ra thì khoản tiền thưởng 20.000 USD cho mỗi đội tuyển thi đấu không hề xứng đáng với công sức mà các đội tuyển bỏ ra để du đấu.

Một số người có lời bào chữa rằng: "Nhưng mà Rift Rivals là cơ hội cho các đội cọ sát và rèn luyện với những đội mạnh nhất mà" 

Liệu một giải đấu không đem lại bất kì lợi ích gì thì các đội tuyển mạnh sẽ tung hết những con bài tẩy của mình để giành chiến thắng sao? Hãy thử nhìn cách mà Funplus Phoenix đánh cho có tại giải đấu này để rồi giành được chiến thắng cuối cùng tại CKTG 2019 vừa qua.

Trong cái rủi có cái may, Khu Vực Đại Chiến bị hủy do Covid-19 giúp LMHT bớt một giải đấu vô nghĩa - Ảnh 4.

Funplus Phoenix từng để thua Kingzone DragonX, đội còn không được đi CKTG, tại Khu Vực Đại Chiến

Trong cái rủi có cái may, Khu Vực Đại Chiến bị hủy do Covid-19 giúp LMHT bớt một giải đấu vô nghĩa - Ảnh 5.

Thế nhưng lại lên ngôi vô địch thế giới sau đó, đó không phải giấu bài thì là gì đây?

Một điều đáng nói tiếp theo đó chính là sự bất tiện về mặt đi lại khi mà Rift Rivals yêu cầu tổ chức theo dạng onLAN Tourament, yêu cầu các đội tuyển tập trung tại một chỗ, sau khi thi đấu xong thì họ lại quay trở về giải quốc nội và tiếp tục đánh 2-3 trận một tuần. Cứ tưởng tượng việc phải đi máy bay liên tục đã rất mệt mỏi rồi.

Cũng vì điều này nên G2 Perkz cũng đã từng đòi Riot xóa luôn giải đấu Rift Rivals cũng bởi vì lý do như thế này.

 "Tôi không nghĩ rằng giải đấu này có ý nghĩa gì trong cả một mùa giải lớn, vì thế mà tôi nghĩ Riot nên bỏ hoàn toàn Khu vực đại chiến. Theo tôi nghĩ thì MSI, CKTG, Siêu sao đại chiến là quá đủ giải đấu quốc tế rồi. Lần này chúng tôi phải bay tới Mỹ để đánh Rift Rivals và nó thật sự quá tệ khi chúng tôi phải bay quá nhiều. Riot nên xóa luôn Rift Rivals đi".

Vừa qua thì Riot Games cũng đã chính thức thông báo Rift Rivals năm nay sẽ bị hủy bỏ do sự bùng phát của dịch bệnh và đây có lẽ là một tin đáng mừng hơn là đáng lo. Giờ đây thì các đội tuyển sẽ không phải đối mặt với việc phải di chuyển liên tục để tham gia một giải đấu vô nghĩa nữa. 

Có lẽ Riot Games cũng cần đưa ra một số thay đổi, một là loại bỏ Rift Rivals, hoặc là nâng cấp giải đấu này để nó có giá trị hơn đối với các đội tuyển

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Top 10  điều làm Attack on Titan vượt trội so với phần lớn những anime khác

Top 10 điều làm Attack on Titan vượt trội so với phần lớn những anime khác

admin Quang BD

Attack on Titan không chỉ đơn thuần là một bộ anime thành công – nó là một hiện tượng toàn cầu. Kéo dài từ năm 2013 đến 2022, bộ phim đã chinh phục hàng triệu khán giả và trở thành điểm khởi đầu cho nhiều người bước vào thế giới anime. Điều gì khiến Attack on Titan khác biệt đến vậy? Dưới đây là những yếu tố giúp nó vượt qua hầu hết các anime khác.

Giải trí
Hai bom tấn anime isekai xác nhận ra mắt mùa 2 trong năm 2025: “Đệ Thất Hoàng Tử” và “Ẩm Thực Dã Ngoại Tại Dị Giới”

Hai bom tấn anime isekai xác nhận ra mắt mùa 2 trong năm 2025: “Đệ Thất Hoàng Tử” và “Ẩm Thực Dã Ngoại Tại Dị Giới”

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Năm 2025 tiếp tục là năm bùng nổ của dòng anime isekai (xuyên không) khi hai cái tên đình đám là “Chuyển Sinh Thành Đệ Thất Hoàng Tử, Tôi Quyết Định Trau Dồi Ma Thuật” và “Ẩm Thực Dã Ngoại Tại Dị Giới Với Kỹ Năng Không Tưởng” đồng loạt xác nhận sẽ trở lại với mùa 2 cùng loạt thông tin mới khiến fan háo hức.

Giải trí
Văn Hóa Hầu Gái Ở Nhật Bản Là Gì? Nét Văn Hóa Đặc Sắc Từ Xứ Sở Anh Đào

Văn Hóa Hầu Gái Ở Nhật Bản Là Gì? Nét Văn Hóa Đặc Sắc Từ Xứ Sở Anh Đào

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Trang phục “hầu gái” không chỉ là biểu tượng trong các quán cà phê cosplay ở Nhật Bản mà còn là một hiện tượng văn hóa đặc sắc, mang theo lịch sử hình thành và phát triển kéo dài hơn một thế kỷ. Họa sĩ Ray Tatsumi, người có nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này, đã công bố biểu đồ chi tiết nguồn gốc và sự biến đổi của trang phục hầu gái từ thế kỷ 19 đến nay.

Giải trí
Lên đầu trang