Kinh phí làm game luôn là một chủ đề mà các nhà phát triển phải cân nhắc trong quá trình thực hiện, để đảm bảo mỗi tựa game ra mắt cần xứng tầm với số tiền đã phải bỏ ra cho nó
Khi công nghệ ngày một tiến bộ, những tựa game lớn cần đến những đội ngũ lớn hơn, qua đó càng "ngốn" nhiều tiền hơn để sản xuất. May mắn là, cộng đồng game thủ cũng ngày một lớn mạnh hơn, nên các nhà làm game và phát hành game có thể chi ra những khoảng tiền lớn nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận. Mảng game độc lập đầy hấp dẫn cũng góp phần khẳng định rằng những ý tưởng gốc và táo bạo vẫn có khả năng thành công.
Nhân dịp vừa bước sang thập kỷ mới, hãy cùng điểm lại những dự án có kinh phí khủng nhất trong suốt thập kỷ qua. Có lúc số tiền chi ra được thể hiện rõ ràng, nhưng phần lớn đều được giữ trong vòng bí mật. Không phải game nào cũng sẵn sàng hé lộ chi phí thực hiện nó, thế nên một số vẫn phải dựa trên ước tính. Ngoài ra, một vài thông số có hơi "chém" quá tay, vì không phải mọi nguồn ngân sách đều hiển thị chi phí sản xuất và quảng bá.
Metal Gear Solid V: The Phantom Pain
Tựa game cuối cùng của Hideo Kojima trong seri Metal Gear Solid đã góp phần "chia rẽ" người hâm mộ với lối chơi thế giới mở và những cú twist kì quái trong cốt truyện của nó. Tiếc rằng tựa game này bị bỏ lại trong tình trạng chưa hoàn thiện, do sự buộc thôi việc của Konami với Kojima. Và ngay cả khi chưa hoàn thiện, chi phí sản xuất tựa game hành động này đã rơi vào khoảng 80 triệu đô.
Tạo ra hai khu vực chơi khổng lồ và hệ thống của Mother Base vẫn đang phát triển không hề đơn giản, đó là chưa nói đến những đoạn phim được tạo tác kì công. Mặc dù rất tiếc nuối khi seri phải kết thúc trong dang dở, người hâm mộ lúc này vẫn còn đang bận làm những shipper chăm chỉ với tựa game mới của Hideo Kojima, Death Stranding.
CD Project Red đã phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian giữa tựa game Witcher đầu tiên và phần game thế giới mở kết thúc. Mỗi tựa game họ tạo ra đều là những dự án lớn nhất, càng lúc càng đòi hỏi nhiều kinh phí hơn và một đội ngũ phát triển đông đảo hơn. The Witcher 3 đã mất khoảng 45 triệu đô-la để thực hiện, và thêm khoảng 35 triệu đô-la cho chi phí marketing. Con số này càng trở nên ấn tượng hơn với một công ty tự phát hành game của mình. Dự án đáng chú ý tiếp theo của họ, Cyberpunk 2077, có lẽ cũng sẽ là một trong những tựa game được đầu tư mạnh nhất trong thập niên mà nó ra mắt (2020 – 2030).
Red Dead Redemption
Trước khi Red Dead Redemption ra mắt, đã có rất nhiều lời ra tiếng vào do tiến trình phát triển khá nhiều rắc rối. Nhưng khi phát hành, Rockstar Games đã mang đến một trong những trải nghiệm thế giới mở ổn nhất cho tới nay. Dĩ nhiên, kết quả này sẽ không thể đạt được nếu không có những giờ làm việc chăm chỉ và lượng tiền “khủng”, với hơn 90 triệu đô-la đã được bỏ vào nó. Khi so sánh với tựa game thế giới mở trước đó cũng sử dụng Rare Engine, GTA IV, có thể dễ dàng nhận thấy những cải tiến và sàng lọc cho các cơ chế lối chơi được chia sẻ như bắn súng.
Deadpool
Ở thời điểm hiện tại, gần như không ai không biết đến Deadpool, nhờ vào màn trình diễn đầy ấn tượng của nam diễn viên Ryan Reynolds trong hai phần phim năm 2017 và 2018, nhưng vào năm 2013, lượng người hâm mộ của gã lính đánh thuê lắm mồm này chủ yếu là những tín đồ truyện tranh. Khi đó, danh tiếng của Deadpool bị che khuất bởi giải thích nguồn gốc yếu kém từ bộ phim X-Men Origins: Wolverine.
Do đó, chắc hẳn mọi người sẽ bất ngờ khi biết rằng khoảng 100 triệu đô-la đã được đổ vào dự án game Deadpool. Đáng tiếc rằng số tiền này không mang lại một tựa game được đón nhận tích cực. Phần lớn giới phê bình tỏ ra khó chịu trước hệ thống chiến đấu đầy thiếu sót và khiếu hài hước thô tục. Tệ hơn nữa, game đã không còn bán trên thị trường kĩ thuật số.
APB: All Points Bulletin
Các tựa game trực tuyến gần như không hề rẻ, và chúng cũng không đảm bảo khả năng hoàn vốn. Các báo cáo đã hé lộ ra khoảng 100 triệu đô-la được sử dụng để phát triển APB: All Points Bulletin, với một khởi đầu khó khăn trên thị trường. Các đánh giá không hề thuận lợi, và server đóng cửa chỉ vài tháng sau khi nó ra mắt. Tuy nhiên, tựa game này đã hồi sinh mạnh mẽ với những cải tiến đáng kể, chỉ tiếc rằng vẫn chưa đủ tầm để đứng ngang hàng với các tựa game trực tuyến phổ biến khác.
Red Dead Redemption 2
Sản phẩm gần đây nhất của Rockstar Game không chỉ là một trong những trò chơi thế giới mở ưa nhìn nhất, mà nó còn là một trong số những tựa game đẹp mắt nhất trong cả thời đại này. Tạo nên thứ gì đó vĩ đại và tuyệt vời đến vậy dĩ nhiên sẽ không hề rẻ. Với việc hãng chưa tiết lộ con số cụ thể, các dự đoán ước tính phải có ít nhất 100 triệu đô-la được đầu tư để sản xuất Red Dead Redemption 2.
Chưa biết được liệu con số này có bao gồm cả mảng trực tuyến không, hay chi phí để giữ nó chạy trong nhiều năm, nhưng cộng đồng vẫn đang tích cực trải nghiệm và mua sắm trong game, thế nên Rockstar sẽ chẳng có lý do gì để sớm ngừng cập nhật trò chơi này.
Max Payne 3
Không giống như những tựa game khác đến từ nhà phát hành này, Max Payne 3 là một tựa game tuyến tính chặt chẽ, liên tục thúc đẩy người chơi qua 14 chương truyện. Bất kể quy mô tương đối nhỏ, những không gian được chế tác tỉ mỉ này đã góp phần đẩy chi phí sẩn xuất lên cao. Những dự đoán cho sản phẩm cuối cùng rơi vào khoảng 105 triệu đô. Để nắm bắt được cái hồn trong bối cảnh Brazil của trò chơi, Rockstar đã đến tận nơi, thực hiện những nghiên cứu sâu, và dùng các tài năng địa phương cho nhiều vai trò khác nhau. Cuối cùng, chi phí cao đã mang lại kết quả xứng đáng, khi Max Payne 3 dễ dàng lọt vào danh sách một trong số những tựa game bắn súng hay nhất thập kỷ qua.
Dự án đầu tiên của Bungie sau khi rời khỏi thương hiệu Halo là một game bắn súng theo kiểu trực tuyến đầy tham vọng. Mọi người đã phải giật mình khi một sai sót truyền thông đã khiến game giống như tiêu tốn hết nửa tỷ đô để thực hiện. Dù vậy, con số thực tế cho phần game đầu tiên này vẫn cao hơn nhiều so với một tựa game AAA trung bình: Khoảng 140 triệu đô đã được đầu tư để ra mắt phần game đầu tiên. Một số người tò mò không biết rằng Activision sẽ cảm thấy thế nào về số tiền họ đã bỏ ra cho Destiny khi giờ đây Bungie đã tách ra riêng.
Star Wars: The Old Republic
Khi tựa game này được công bố, một số người đã cảm thấy đôi chút thất vọng khi nó không phải là Knights of the Old Republic III, nhưng nó vẫn vừa đủ hấp dẫn cho người hâm mộ Star Wars. Tựa game trực tuyến này có nguồn kinh phí khổng lồ lên đến 200 triệu đô, nhưng con số đó đã phát huy hiệu quả. Những đón nhận ban đầu tỏ ra khá tích cực, và việc đổi sang mô hình chơi miễn phí đã mở ra cánh cửa cho nhiều người hâm mộ tham gia hơn, dù vẫn có thể lựa chọn đóng phí. Star Wars đã phải trải qua giai đoạn khó khăn ở mảng trò chơi điện tử trong nhiều năm, nhưng ít nhất cộng đồng game trực tuyến vẫn có được nguồn nội dung ổn định để tận hưởng.
Grand Theft Auto V
Không có gì lạ khi một trong những tựa game phổ biến nhất mọi thời đại cũng là một trong những tựa game có số vốn khủng khiếp nhất. Chỉ riêng việc sản xuất đã ngốn khoảng 135 triệu đô-la. Kết hợp với marketing, tổng chi phí bỏ ra đã hơn 200 triệu đô, và khi trải nghiệm hoàn toàn dễ hiểu vì sao nó tốn kém đến vậy. Một thế giới khổng lồ luôn cảm thấy sống động, và hơn 60 nhiệm vụ được hoàn thiện bởi các đoạn phim hấp dẫn. Và còn có GTA Online, một "con quái thú" hoàn toàn khác biệt. Đã 6 năm kể từ khi nó ra mắt, và nó vẫn liên tục đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu hàng tháng, một ví dụ điển hình của việc chi tiền đúng chỗ.