Từ Resident Evil 2 đến Medievil, từ Link's Awakeing đến Crash Team Racing, năm 2019 thực sự là năm của việc làm lại các tựa game kinh điển để thế hệ ngày nay dễ dàng đón nhận chúng hơn
Năm cuối cùng của thập kỷ đã gần khép lại, và trong khi có rất nhiều tựa game mới đáng để trải nghiệm sẽ ra mắt trong tháng 12 này, còn có một sự hồi sinh của những tựa game cũ dưới hình thức làm lại đã thống trị gần như toàn bộ năm 2019. Từ các tựa game kinh điển nhỏ cho tới các game AAA tái ra mắt, giống như mỗi lần quay đi là có một game làm lại mới ra mắt. Không những vậy, chúng còn chứng tỏ được chất lượng của mình, vừa có vị trí riêng trong lòng game thủ, vừa tôn vinh bản gốc của chúng.
Năm 2019 khởi đầu với Resident Evil 2 Remake, không chỉ là tựa game chất lượng của riêng mình nó, mà còn vinh danh phiên bản gốc dưới đủ mọi góc độ. Những đánh giá của Resident Evil 2 Remake đã phản ánh chất lượng tổng thể của nó, với bầu không khí, thiết kế màn chơi và âm thanh đã tạo ra một trải nghiệm kinh dị cực kì đáng sợ. RE2 Remake không chỉ được đề cử bởi rất nhiều đơn vị cho danh hiệu Game of The Year, thành tựu cao quý đối với bản làm lại của một tựa game cũ, nó còn là ứng viên thực sự cho danh hiệu đó. Nay, người hâm mộ tiếp tục có Resident Evil 3 Remake để trông chờ, và với những hé lộ ban đầu cùng với sự đón nhận của người hâm mộ khi trailer đầu tiên ra mắt, có thể nó sẽ lại được thảo luận cho giải thưởng Game of The Year năm sau.
Và Resident Evil 2 Remake không hề đơn độc. Xuyên suốt năm 2019, đã có vô số những bản làm lại của các tựa game kinh điển được tung ra. Tuy phần lớn chúng đều không đạt đến chất lượng như của Resident Evil, chúng vẫn bám sát theo bản gốc và còn mang đến sức thu hút hiện đại. Sức hút đó được thể hiện rõ nhất thông qua Medievil, bản làm lại của tựa game kinh điển cùng tên trên hệ máy PlayStation ngày trước, xoay quanh nhân vật Sir Daniel Fortesque khi ông cố gắng tiêu diệt chúa quỷ Zarok. Sony vốn nổi tiếng trong việc làm lại các tựa game lừng lẫy của mình, và Medieval là ví dụ điển hình. Ở phía Nintendo Switch, người hâm mộ có được sự lựa chọn mang tên Link's Awakening. Mặc dù đã có vài tranh cãi về việc liệu game có đáng với con số 60 đô-la hay không, nó vẫn là bản làm lại sáng giá.
Link's Awakening đã mang đến một phong cách đồ họa hoàn toàn mới, đồng thời vẫn giữ được những yếu tố khiến cho nó tạo cảm giác như một hướng tiếp cận mới cho một game Zelda kinh điển, một thành tích đáng kinh ngạc trong một thế giới mà Breath of the Wild giống như định hướng chung cho các trò chơi. Lin's Awakening có sức hấp dẫn hiện đại, thứ mà vốn rất khó tạo ra từ một nền tảng đã chứa đầy những yếu tố game kinh điển. Ngoài ra còn có Crash Team Racing, và trong khi Modern Warfare là bản tái khởi động, không phải làm lại, nó vẫn đứng chung hàng với những tựa game khác theo một cách nào đó, nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu của một sự thay đổi.
Ban đầu những tựa game làm lại được ra mắt như một dạng thỏa mãn mong muốn game mang tính hoài cổ của một bộ phận người chơi. Nhưng nay, có vẻ như thị trường làm game đã hoàn toàn chuyển sang hướng đi đó, hiện đại hóa những tựa game cũ được yêu thích để chúng dễ chơi hơn và thu hút những người chơi mới. Thật sự mà nói thì sự thay đổi này vẫn là điều tốt. Nó làm nổi bật tài năng của các nhà phát triển như Bluepoint, tạo ra những bản game làm lại chất lượng và cảm thấy tự hào về những gì đang làm.
Giao việc làm lại các tựa game cũ cho những bên thứ ba giúp đảm bảo các nhà phát triển lớn có thời gian tạo ra những phần tiếp theo hoàn chỉnh, và những thương hiệu game mới cho thị trường liên tục đòi hỏi nhiều nội dung hơn. Nó là một sự cân bằng tinh tế giữa việc tôn vinh những cái cũ trong khi tạo ra cái mới, thứ mà ngành công nghiệp game đã phải mất rất nhiều thời gian để nhận ra.
Với sự xuất hiện của thế hệ máy giả lập tiếp theo, và cộng đồng game thủ cuối cùng cũng có được cái nhìn thoáng qua về những gì mà các tựa game mới như Godfall có thể đạt được, rất dễ để hoàn toàn tập trung vào tương lai. Nhưng nếu nói năm 2019 đã mang đến cho các nhà phát triển bài học gì, thì đó là sự thoải mái khi giữ lại một số cơ chế kinh điển. Mặc dù có hơi kì lạ khi người chơi phải tìm 3 chiếc chìa khóa để mở ra một lối đi bí mật trong một sở cảnh sát hiện đại, nhưng các khía cạnh đó tạo nên sự đặc sắc cho Resident Evil 2, điều mà rất khó có thể tìm thấy trong một ngành công nghiệp chậm chạp đang bị thống trị bởi các tựa game dịch vụ trực tuyến.
Nói như vậy không có nghĩa là tương lai trò chơi điện tử hoàn toàn tăm tối. Thành công gần đây của những tựa game như Star Wars Jedi: Fallen Order và Sekiro: Shadows Die Twice đã chứng minh cho các nhà phát hành game lớn rằng những tựa game đơn vẫn có thể bán chạy và được đánh giá tích cực. Những tựa game dịch vụ chắc chắn sẽ không sớm biến mất, nhưng dường như chúng chỉ thay thế các tựa game multiplayer kinh điển, và không tác động nhiều đến trải nghiệm chơi đơn. Nếu may mắn, những trò chơi đơn đó sẽ dần kết hợp nhiều hơn những thứ đã làm ra các trò chơi tuyệt vời trong quá khứ, khi mà những bản làm lại chứng tỏ điều đó là có thể.
Tương lai của các trò chơi điện tử vẫn còn là một bí ẩn. Hiện tại, Microsoft là công ty duy nhất đã hé lộ phần lớn những gì mình sẽ mang lại, khi chính thức hé lộ cỗ máy Xbox Series X, dù rằng chưa có thông tin chi tiết về giá cả và thời điểm phát hành cụ thể. Với việc những hệ máy giả lập thế hệ tiếp theo hứa hẹn khả năng tương thích ngược, hiện chưa rõ tựa game kinh điển nào sẽ phù hợp để ra mắt phiên bản làm lại. Dù vậy, một trong những tựa game được kì vọng nhất năm sau lúc này là Final Fantasy 7 Remake, thế nên sự thay đổi hệ máy dường như cũng không khiến các tựa game làm lại có dấu hiệu bị chậm đi.
Ngoài ra, sẽ rất thú vị để xem liệu rằng những game kinh phí lớn được làm lại có trở thành trụ cột trong ngành công nghiệp game, hay chúng chỉ đến rồi đi, như nhiều tên tuổi khác trước đó. Nhưng có một điều chắc chắn, nếu chất lượng và số lượng các bản làm lại được giữ nguyên trong vài năm tới, người hâm mộ sẽ luôn sẵn sàng dành thời gian ghé qua những thế giới cũ khi chúng được làm mới.