Doom Eternal sẽ chính thức ra mắt vào ngày 20 tháng 3, và một số người hâm mộ có lẽ vẫn còn đang phân vân nên mua phiên bản nào hoặc hệ máy nào, cùng những chi tiết khác
Doom Eternal sẽ chính thức phát hành vào ngày 20 tháng 3 trên PC, PS4, Xbox One và Google Stadia. Nó là phần tiếp theo trực tiếp của bản tái khởi động Doom 2016, giúp seri này nổi lên trở lại, và có lẽ đã tạo được nhiều sự ồn ào và hào hứng lớn hơn nữa. Phiên bản NIntendo Switch của Doom Eternal sẽ được ra mắt muộn hơn và chưa được công bố, nhưng ít nhất nó cũng đi kèm một vào phần quà đặt trước, bao gồm Doom 64.
Phần quà cho đặt trước Doom Eternal
Việc đặt mua trước phiên bản Standard của Doom Eternal, một trong số những tựa game được kì vọng nhất năm 2020, sẽ nhận được khá nhiều phần quà, nhưng dĩ nhiên nó sẽ khác nhau dựa vào đơn vị bán. Cụ thể, khi đặt hàng trước ở phần lớn các đơn vị bán lẻ như Steam, trang chủ Bethesda, Amazon, ... đều sẽ nhận được tựa game Doom 64, và gói Rip and Tear Pack. Gói này đi kèm skin Doot Revenant, và một màn chơi Cultist Base Master, mang đến một phiên bản "remix" của màn chơi "Cultist Base" trong phần chơi chiến dịch với những bất ngờ mới.
Cuối cùng, đặt mua trước Doom Eternal sẽ bao gồm một skin retro với skin vũ khí Throwback Shotgun. Nó sẽ tái hiện tạo hình khẩu shotgun kinh điển trong tựa game Doom 1993. Doom Eternal hiện đang có giá rẻ hơn 10 đô-la ở các đơn vị bán lẻ như Amazon, Walmat, tức chỉ 49,94 đô-la cho phiên bản Standard dạng đĩa. Nếu muốn ưu tiên lấy nội dung đặt mua, thì Amazon có lẽ là trang web tốt nhất để mua đĩa. Nó sẽ đi kèm skin tay cầm độc quyền cho chiếc tay cầm PS4 hoặc Xbox One của bạn. Với người dùng PC, nó sẽ đi kèm skin phù hợp với tay cầm Xbox tiêu chuẩn, tương thích với PC, khi đó là bộ điều khiển phù hợp với hệ điều hành Windows.
Hai phiên bản Deluxe và Collector's Edition
Với những "fan cứng" của Doom, nếu cảm thấy bản thông thường không đủ thỏa mãn nhu cầu, Bethesda có thể cung cấp bản Deluxe Edition và Collector's Edition dành cho những tín đồ thực sự. Deluxe Edition của Doom Eternal sẽ đi kèm mọi phần quà của bản thường, cùng với gói Year One Pass, bao gồm 2 phần chơi chiến dịch bổ sung, skin Demonic Slayer, và gói Classic Weapon Sound Pack cho những game thủ tìm kiếm lại các hiệu ứng âm thanh hoài cổ. Bản Deluxe Edition này sẽ có giá 89,99 đô-la tại mọi trang bán lẻ, trên mọi nền tảng, bất kể bản đĩa hay bản kĩ thuật số.
Ai muốn chơi "tất tay" có thể sở hữu Doom Eternal Collector's Edition với rất nhiều phần quà, và đồng thời cũng đi kèm mức giá khá kinh khủng: 200 đô-la trên mọi nền tảng. Dĩ nhiên phiên bản này chỉ có dạng đĩa, vì nó đi kèm vô số mặt hàng hấp dẫn, bao gồm một bản sao kích cỡ thật có thể đội được của chiếc mũ Doom Slayer, vật phẩm ấn tượng nhất trong bộ sưu tầm này. Những món khác bao gồm bản Deluxe Edition của Doom Eternal, bỏ trong một chiếc hộp thiết được thiết kế bởi nhà thiết kế đồ họa cách tân Grzegorz Demaradzki, còn được gọi là "Gabz". Nhằm thêm phần hoài cổ, một cuộn băng cassette các bản nhạc nền của Doom 2016 và Doom Eternal cũng sẽ được kèm theo.
Dĩ nhiên, những người không có thiết bị cần thiết để chạy cuộn băng này có thể nghe chúng thông qua dạng kĩ thuật số. Và với những người yêu thích cốt truyện cũng như vũ trụ của Doom, một quyển sách Doom Lore với artwork kèm theo sẽ rất đáng chú ý, và cuối cùng là ảnh "The Gift of Argent Power" in thạch bản với kích thước 11" x 17" để treo tường. Với một phiên bản Deluxe Edition đã được xác nhận cho NIntendo Switch, hiện chưa rõ liệu bản Collector's Edition có thể phát hành trên hệ máy này hay không, khi giờ đây vẫn chưa có bằng chứng nào để xác nhận điều đó.
Về phiên bản Google Stadia
Với những ai hứng thú phiên bản Stadia, họ sẽ gặp nhiều thử thách khi mà những vật phẩm được tặng khi đặt mua game và các phiên bản khác nhau đều chưa rõ ràng hay được xác nhận vào lúc này. Không một chi tiết nào được xác nhận trên trang chủ của Bethesda. Hiện tại, cửa hàng trực tuyến của Stadia cũng không có trang đặt mua dành cho Doom Eternal, và có lẽ người hâm mộ chỉ biết được nội dung chi tiết sau khi game đã ra mắt. Dựa trên việc các quà tặng đều là dạng "đặt mua trước", mà đặt mua trước game trên Stadia lại không khả thi, có khả năng phiên bản trên Google Stadia sẽ chịu khá nhiều thiệt thòi.
Tuy vậy, vẫn có một lý do để người hâm mộ cân nhắc phiên bản Stadia này, dựa trên việc Bethesda đã báo cáo rằng bản Stadia của Doom Eternal sẽ chạy ở độ phân giải 1800p. Trong khi nó không phải độ phân giải 4K như kì vọng mà nhiều người nghĩ rằng bản Stadia sẽ mang đến, nó vẫn cao hơn so với độ phân giải mà phần lớn PC có thể hiển thị cho Doom Eternal. Ngay cả những chiếc PC chất lượng với card đồ họa Nvidia GTX 1080p cũng khó lòng đáp ứng yêu cầu chạy Doom Eternal ở độ phân giải 4K hay 1800p. Thực tế, ngay cả CPU Core i7 mạnh mẽ cũng phải vất vả, và sẽ cần đến CPU Core i9 để có thể đạt 4k. Tóm lại, trừ khi có một cỗ máy siêu khủng để chơi Doom Eternal, hoặc sẵn sàng đầu tư tiền cho phần cứng, phiên bản Stadia dường như có tiềm năng hơn cho những ai trọng về đồ họa.
Doom Eternal Multiplayer
Phần chơi multiplayer của Doom Eternal, có tên gọi "Battlemode", sẽ mang đến một chiến trường 2 đấu 1, và game cũng không có microtransactions. Lối chơi của nó tương đối độc đáo, khi phần lớn những tựa game multiplayer mang phong cách asymmetric khác thường có một người chơi điều khiển một con quái vật hoặc kẻ sát nhân, còn những người khác điều khiển người bình thường hoặc lính, Battlemode của Doom Eternal sẽ để hai người chơi vào vai quỷ dữ, còn người thứ ba được điều khiển Doom Slayer.
Mỗi con quỷ đều có những phương pháp di chuyển và chiến thuật riêng, và đều rất nhanh trên mọi khía cạnh của mục chơi mạng. Đội quỷ của hai người chơi còn có thể triệu hồi những con quỷ khác do AI điều khiển để chống lại Doom Slayer. Chế độ Battlemode của game bao gồm 6 sàn đấu khi vừa ra mắt, và những người chơi bên phe quỷ có thể lựa chọn hai trong số 6 con quỷ có sẵn của game: Revenant, Mancubus, Archvile, Pain Elemental và Marauder.
Cốt truyện Doom Eternal
Rõ ràng, trải nghiệm phần chơi chiến dịch là điểm nhấn của Doom Eternal, và cốt truyện của nó diễn ra hai năm sau các sự kiện trong Doom 2016. Cuối cốt truyện của Doom, tiến sĩ Hayden đã quyết định tiếp tục tìm cách khai thác năng lượng từ Địa ngục bằng các cổng dịch chuyển như một biện pháp hiệu quả để cung cấp năng lượng cho Trái Đất, bất chấp những hệ quả tàn khốc nó gây ra trên Sao Hỏa. Có vẻ như những bài học cuộc sống từ các sự kiện đã xảy ra trong Doom không được tiến sĩ Hayden cân nhắc, dựa trên việc các thí nghiệm tương tự với cổng dịch chuyển của Địa ngục trên sao Hỏa đã tạo ra những cánh cổng cho lũ quỷ xâm lược cơ sở nghiên cứu của loài người, chỉ chờ đến sự cứu giúp từ Doom Slayer.
Tuy nhiên, tiến sĩ Hayden lại dịch chuyển Doom Slayer đến một vị trí không xác định mà không rõ nguyên nhân. Lý do cho điều này có thể là vì ông nhận thấy Doom Slayer không còn giá trị lợi dụng nữa, dựa trên việc Doom Slayer từng tìm cách ngăn cản kế hoạch của ông, hoặc cũng có thể ông xem Doom Slayer là một biện pháp cần thiết để kiểm soát một cuộc xâm lược của quỷ dữ trong tương lai. Tiền đề cốt truyện Doom Eternal cho thấy bất kể tiến sĩ Hayden gửi Doom Slayer tới đâu, anh vẫn sở hữu được một loạt những món vũ khí mới để giải cứu Trái Đất khỏi lũ quỷ dữ. Tất nhiên, điều này sẽ xảy ra hai năm sau khi Trái Đất đã bị hàng đàn quỷ dữ xâm lược và biến thành một thế giới hậu tận thế.
Doom Eternal ra mắt ngày 20 tháng 3 trên PC, PS4, Xbox One, Nintendo Stadia, và sẽ ra mắt trên Nintendo Switch một thời điểm sau đó.