Những tựa game cốt truyện hay nhất năm 2020 (Phần 1)
Năm 2020 đã chứng kiến nhiều tựa game sáng tạo góp phần thúc đẩy khả năng kể chuyện, cho dù là những cái tên AAA đáng chú ý, hay nỗ lực của các trò chơi nhỏ hơn
Từ lâu, các trò chơi điện tử đã chứng minh bản thân có thể mang đến những câu chuyện tuyệt vời. Những tiến bộ về mặt kĩ thuật kết hợp với việc phát triển nhiều tựa game tham vọng hơn càng giúp chúng tạo ra cốt truyện đáng kinh ngạc hơn nữa. Năm 2020 cũng không khác biệt, với vô số những tựa game được kì vọng cao cùng những cái tên nổi bật bất ngờ đã cho thấy khả năng thể hiện cốt truyện của trò chơi điện tử đã tiến bộ tới mức nào. Những câu chuyện phiêu lưu trong năm 2020 đã chứng kiến nhiều sự đón nhận đa dạng từ giới phê bình và cả mặt thương mại, trải dài từ khen ngợi chung cho đến chia rẽ sâu sắc. Nhưng dù thế nào đi nữa, toàn bộ chúng đều đã thúc đẩy khả năng kể và thiết kế cốt truyện của phương tiện giải trí này tiến lên phía trước. Hãy cùng điểm qua những trò chơi ra mắt trong năm 2020 với hệ thống cốt truyện xuất sắc nhất.
Lưu ý: Bài viết sẽ tiết lộ nội dung cốt truyện một số game, cẩn trọng trước khi xem tiếp
Assassin's Creed Valhalla
Trong số tất cả những bối cảnh được đề nghị nhiều nhất cho một tựa game Assassin's Creed, thời kỳ Viking cũng nhận được không ít yêu cầu. Assassin's Creed Valhalla đã thực hiện lời hứa đó, đồng thời cũng mang đến một trong số những cốt truyện hay nhất của dòng Assassin's Creed tính đến thời điểm hiện tại. Với toàn bộ những nhiệm vụ chính, cũng như các chuyến đi trên nước Anh và xa hơn nữa, tính dẫn dắt của câu chuyện game không ngừng dẫn dắt người chơi đi đến cuối cốt truyện.
Valhalla đã một lần nữa tái định hình game Assassin's Creed phong cách nhập vai, với những lựa chọn cốt truyện mang cảm giác tác động có ý nghĩa hơn đến tính cách và câu chuyện của Eivor, so với Assassin's Creed Odyssey. Sự khác biệt giữa nền văn hóa Viking, xã hội nước Anh trong Thời kỳ Tăm tối, và những xung đột đạo đức giữa các vì vua với các gia tộc, bỗng trở nên phức tạp một cách đầy bất ngờ với một tựa game Assassin's Creed. Không bao giờ có một câu trả lời hoàn toàn đúng hoặc sai, và người chơi sẽ phải chọn lựa điều gì là đúng với họ. Đây là loại hình chọn lựa và hệ quả mà Odyssey đã nỗ lực xây dựng, nhưng phải đến Valhalla mới thực sự hoàn chỉnh.
Cyberpunk 2077
Bỏ qua một bên những tranh cãi và các vấn đề hiệu năng, thế mạnh lớn nhất của CD Projekt Red luôn nằm ở cách kể truyện. Mặc dù rất đáng tiếc khi rất nhiều lỗi và vấn đề hiệu năng của Cyberpunk 2077 đã phần nào nhấn chìm điều đó, nhưng công bằng mà nói, cuộc đào thoát của V khỏi thành phố Night thực sự hấp dẫn và phong phú. Tuyến nhiệm vụ chính về cơ bản chỉ nhằm để giới thiệu một người bạn đồng hành luôn do dự, Johnny Silverhand, người luôn đưa ra những bình luận hết sức lộn xộn, và đóng vai trò như một đại diện kỹ thuật số nổi loạn của câu ngạn ngữ "Ác quỷ trên vai bạn". Người chơi được tự do đưa ra những lựa chọn của mình, nhưng thời lượng xuất hiện đáng kinh ngạc của Silverhand có tác động không hề nhẹ lên người chơi, và có thể định hình đạo đức của nhân vật quanh những ý tưởng của anh ta.
Dĩ nhiên với một tựa game nhập vai rộng lớn, sự đa dạng của các nhiệm vụ phụ và các câu chuyện thứ hai xuyên suốt Cyberpunk 2077 cũng hết sức hấp dẫn theo nhiều hướng khác nhau. Game cung cấp cho người chơi rất nhiều những nhiệm vụ lớn và nhỏ, nhưng chính các nhiệm vụ phụ thúc đẩy cốt truyện mới là thứ thật sự tỏa sáng. Cho dù là báo thù cái chết của một người yêu cũ, hay giải thoát những chiếc xe taxi tự lái trở nên có tri giác, những nhiệm vụ phụ của Cyberpunk chứa đựng một loạt các chủ đề kì lạ đáng để chú ý đến. Giải quyết các vấn đề về trầm cảm, nghiện ngập, rối loạn nhân cách, những nhiệm vụ này sở hữu các câu chuyện thú vị nhấn mạnh vào một nhân loại dễ bị tổn thương, bất chấp thế giới tương lai hiện đại như thế nào đi chăng nữa.
Final Fantasy 7 Remake
Việc lấy một tựa game nhập vai Nhật Bản từng góp phần định hình nên thể loại này và cả một thế hệ để xây dựng lại từ đầu chắc chắn là điều vô cùng bất ngờ. Nhưng ngay cả như vậy, những người hâm mộ dường như vẫn mong ước Final Fantasy 7 Remake sẽ trở thành hiện thực sau nhiều năm đề nghị. Trong khi đồ họa và việc đại tu hệ thống của game đã giúp nó trở thành một trong những tựa game đẹp nhất năm 2020, Final Fantasy 7 Remake cũng mở rộng cốt truyện game để vượt qua những hạn chế của phiên bản gốc.
Ngay cả khi cốt truyện game chỉ mới đi được nửa chặng đường, cách kể truyện đã trở thành sự phân chia thú vị giữa việc giống như một lá thư tình cho phần game gốc, đồng thời xây dựng lại hình ảnh cốt truyện của bản gốc. Bằng cách nào đó, Final Fantasy 7 Remake đã giữ được sự trung thành tuyệt đối với nguồn liệu của nó, đồng thời có những phần thay đổi nhất định xuyên suốt câu chuyện game. Ngay cả khi nó đi theo cùng nhịp với cốt truyện gốc, rõ ràng không phải tất cả mọi thứ đều giống như trước. Final Fantasy 7 Remake đã duy trì ranh giới mong manh giữa việc kỷ niệm và xa lánh những người yêu thích phiên bản game gốc. Ngay lúc này, trò chơi đang cân bằng khao khát kể một câu chuyện mới, với kỷ niệm phiên bản gốc một cách thuần thục.
Ghost of Tsushima
Các hãng game phương Tây thường ít khi nào thể hiện thành công các câu chuyện liên quan đến Nhật Bản, và đa phần đều có sự tôn trọng, chú ý ít hơn nhiều so với những gì Ghost of Tsushima thể hiện. Tựa game mang đến thực tế giả tưởng dựa trên câu chuyện lịch sử về cuộc xâm lược Nhật Bản của quân Mông Cổ diễn ra vào thế kỷ 13, với một sự bất ngờ thú vị về câu chuyện của Samurai. Trong khi nhiều câu chuyện về Samurai đều đầy rẫy những bài học và quy tắc đạo đức, hành trình của Jin Sakai trong Ghost of Tsushima đều đối nghịch với các quy tắc đó. Chiến đấu với danh dự và sự tôn trọng là điều cần thiết cho danh tiếng của Samurai, nhưng Jin nhanh chóng nhận ra hành động bí mật và lén lút mới là cách duy nhất để thực sự đánh bại quân Mông Cổ. Sự đấu tranh liên tục của anh về tính đạo đức trong chiến đấu đã khiến câu chuyện báo thù có một góc nhìn thứ vị và hết sức độc đáo, kể cả với những trò chơi và phương tiện truyền thông khác về Samurai.
Hades
Các tựa game Roguelike thường không nổi tiếng vì cốt truyện hấp dẫn, nhưng Hades đã có thể kết hợp phong cách chơi đó với việc xây dựng nhân vật hấp dẫn để tạo ra một câu chuyện đáng để chú ý đến. Ngay cả khi Zagreus và người chơi vô cùng bực tức vì liên tục thất bại và phải thử lại lần nữa, rất nhiều những vị thần đã ủng hộ người chơi, khiến cho mọi nỗ lực đều tỏ ra xứng đáng. Cái chết không phải tình trạng thất bại trong Hades, mà là phương tiện cho việc phát triển nhân vật, cho các mối quan hệ và tiến trình cốt truyện. Sự chuyển thể đương đại của thần thoại Hy Lạp đã giúp đặt các nhân vật biểu tượng từ những câu chuyện dân gian thành các nhân vật mà người chơi có thể gắn bó, bất kể họ chết bao nhiêu lần đi chăng nữa.
Immortals Fenyx Rising
Trong khi Ubisoft Quebec được biết đến chủ yếu qua việc chuyển thể thần thoại Hy Lạp vào tựa game Assassin's Creed Odyssey, hãng còn thực hiện một hướng tiếp cận mang tính trào phúng với Immortals Fenyx Rising. Có tên cũ là Gods and Monsters, cốt truyện của Immortals giống như bản sao của thần thoại Hy Lạp, với cách kể hài hước hơn và không quá nghiêm túc. Game không phải là một bài học lịch sử, hoặc ít nhất không phải là một bài học nghiêm túc. Thái độ bỡn cợt của Prometheus và Zeus xuyên suốt cốt truyện đã nhấn mạnh vào hướng đi nhẹ nhàng của game, đối với những câu chuyện đôi lúc có phần ghê tởm của thần thoại Hy Lạp, giống như đã thấy trong Hades. Ngay cả khi lối chơi tạo cảm giác cực kì giống với một tựa game thế giới mở nổi tiếng của Nintendo, lối kể chuyện hài hước về văn hóa dân gian Hy Lạp của game đã giúp nó trở thành một cái tên đáng để thử qua.
(Còn tiếp)
Bài cùng chuyên mục