Hades - Chú "ngựa ô" đầy ấn tượng của sự kiện The Game Awards 2020

Hades đã gây sốc với người hâm mộ bằng thiết kế cốt truyện ấn tượng và lối chơi hấp dẫn. Nay, "chú ngựa ô" này đường hoàng tiến vào lễ trao giải The Game Awards 2020 với tận 8 đề cử khác nhau

Khi Hades chính thức kết thúc Early Access và tung ra bản cập nhật 1.0 cho PC lẫn Nintendo Switch, một lượng game thủ mới đã bị cuốn hút vào trò chơi. Giữa phong cách cốt truyện tương tác, lối chơi hấp dẫn, và đầy giá trị chơi lại, tựa game này tạo ra sức hút cho cả những người không xem mình là fan của thể loại roguelike. Khi The Game Awards 2020 công bố các đề cử, rất nhiều người đã bất ngờ khi thấy Hades thu về những đề cử vô cùng quan trọng, ấn tượng không khác gì chính bản thân trò chơi. Định hướng nghệ thuật, thiết kế âm thanh, và phong cách dẫn truyện đều góp phần bổ trợ cho nhau, khiến cho rất ít người tỏ ra hoài nghi về những đề cử của nó. Điều khiến mọi người bất ngờ chính là việc nó nằm giữa những tựa game hàng đầu ra mắt trong năm nay, trực tiếp cạnh tranh với các "ông lớn" như Final Fantasy 7 Remake, Ghost of Tsushima và The Last of Us Part 2.

Hades - Chú ngựa ô đầy ấn tượng của sự kiện The Game Awards 2020

Những đề cử của Hades tại The Game Awards 2020

Tổng cộng, Hades nhận được 8 đề cử tại The Game Awards năm nay, bao gồm cả đề cử Game of the Year (GOTY). Ngoài ra, nó còn được đề cử cho các giải thưởng Game định hướng tốt nhất, Dẫn truyện tốt nhất, Định hướng nghệ thuật tốt nhất, Điểm số và Âm nhạc tốt nhất, Trình diễn xuất sắc nhất (Cho diễn viên đóng vai nhân vật trong game), Game độc lập hay nhất và Game hành động hay nhất. Với những người đã hoặc đang trải nghiệm Hades, chắc hẳn ít nhiều đều cảm thấy toàn bộ những đề cử trên rất hợp lý, khi chúng làm nổi bật các mảng ấn tượng của trò chơi.  Chưa thể biết được liệu nó có thắng bất kì đề cử nào hay không, nhưng những ai yêu thích Hades hãy nhanh chóng truy cập vào trang của Game Awards để bình chọn đi nào.

Hades - Chú ngựa ô đầy ấn tượng của sự kiện The Game Awards 2020 2

Bên cạnh Hades, những tựa game còn lại được đề cử GOTY lần lượt là Animal Crossing: New Horizons, Doom Eternal, Final Fantasy 7 Remake, Ghost of Tsushima và The Last of Us 2. Cộng đồng hâm mộ Hades đều biết sức hấp dẫn của nó, nhưng việc được nhìn thấy nó nằm kế những "gã khổng lồ" kia là một điều hết sức đáng kinh ngạc. Supergiant Games nổi tiếng với việc thường cho ra mắt những tựa game đáng kinh ngạc, nhưng dù sao họ vẫn là một hãng game độc lập. Không phải lúc nào chúng ta cũng được nhìn thấy những tựa game độc lập kinh phí thấp như Hades có thể đối đầu với những tên tuổi lâu năm như Final Fantasy.

Hades - Chú ngựa ô đầy ấn tượng của sự kiện The Game Awards 2020 3

Cốt truyện hay nhất

Trong tất cả các giải thưởng, có lẽ hạng mục mà Hades nắm nhiều phần thắng nhất là Cốt truyện hay nhất. Mặc dù Hades mang đến bối cảnh thần thoại Hy Lạp có phần hơi sáo rỗng, nó lại làm với sự khéo léo đáng kinh ngạc. Từng nhân vật đều tạo cảm giác chân thực, và những lựa chọn đối thoại phân nhánh đều giúp Zagreus và người chơi hiểu hơn về con người (với các vị thần) xung quanh họ. Một vài người chơi còn nhận thấy hành động của họ có thể tác động đến hội thoại theo những hướng đầy bất ngờ. Ví dụ, Megaera sẽ la mắng Zagreus vì sử dụng Mirror of Night để có được sức mạnh đánh bại bà ta, nhưng nếu người chơi từ bỏ những lợi ích mà tấm gương mang lại, Megaera cũng sẽ bình luận về điều đó.

Hades - Chú ngựa ô đầy ấn tượng của sự kiện The Game Awards 2020 4

Ngoài ra, Hades có nhiều từ ngữ hơn cả Odyssey và Iliad gộp lại, cho thấy độ khổng lồ của các tùy chọn hội thoại trong game. Thông thường đây là lúc số lượng vượt qua chất lượng, nhưng Hades vẫn đảm bảo mang đến những hội thoại chất lượng. Toàn bộ điều này nhằm mục đích tạo ra cốt truyện có thể thu hút người chơi, khiến họ cảm thấy bản thân giống như một phần trong câu chuyện, và trải nghiệm thực sự không giống với bất kì điều gì khác. 

Hades - Chú ngựa ô đầy ấn tượng của sự kiện The Game Awards 2020 5

Điểm số và âm nhạc xuất sắc nhất

Một hạng mục khác mà Hades cũng có cơ hội lớn để giành giải chính là Best Score and Music. Supergiant Games luôn đặt nhiều tâm huyết cho phần nhạc của những tựa game mình thực hiện, vì điều này có tác động lớn đến sự nhìn nhận tổng thể của tựa game. Khi nhìn vào những tựa game trước đây của hãng như Transistor, ta có thể thấy cả một chủ đề của việc tạo ra nhạc tồn tại bên trong thế giới game. Loại hình âm nhạc này được gọi là nhạc Diegetic, vì các nhân vật trong game có thể nghe và điều chỉnh nó.

Hades - Chú ngựa ô đầy ấn tượng của sự kiện The Game Awards 2020 6

Nhạc Diegetic không được dùng phổ biến trong các trò chơi, nhưng nếu vận dụng đúng, nó có khả năng tạo nên tác động mạnh mẽ. Những ví dụ phổ biến nhất là các bài hát của toán lính Viking trên thuyền của Eivor trong Assassin's Creed Valhalla, hay bản Future Days của Pearl Jam được Ellie và Joel biểu diễn lại. Còn trong Hades, thể loại nhạc này bao gồm Good Riddance do nhân vật Eurydice hát, và cả những bản nhạc khác mà cô và Orpheus viết cùng nhau như In the Blood. Những bản nhạc này không những tạo cảm xúc cho trò chơi, mà còn mang đến nhiều chiều sâu hơn cho các nhân vật và thế giới xung quanh họ.

Game hay nhất năm

Hiện tại, rất khó để khẳng định Hades có giành được giải GOTY hay không, nhưng đề cử của nó vô cùng xứng đáng. Cho dù đoạt được hay không, đề cử GOTY dành cho Hades cũng đủ ấn tượng như chính bản thân trò chơi. Ngoài ra, hoàn toàn công bằng khi nó giành được một hoặc hai giải ở những hạng mục được đề cử khác, thế nên Supermassive Games hoàn toàn có thể tự hào về sản phẩm của mình. Hades hiện đang phát hành trên PC và Nintendo Switch.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang