Thần Sấm Thor đã có những biến thể nào trong lịch sử trò chơi điện tử?

Lê Khoa

Cách đây không lâu, chúng ta đã cùng tìm hiểu về những "biến thể" khác nhau của Thần Lừa Lọc Loki trong thế giới trò chơi điện tử, vậy còn người anh trai - Thần sấm Thor - thì như thế nào?

Những câu chuyện sống động và các nhân vật trong thần thoại Bắc Âu dường như đang thu hút nhiều sự chú ý trong những năm gần đây nhờ vào các tựa game như God of War, Assassin's Creed: Valhalla hay Marvel's Avengers (Với nhân vật Thor). Cũng như nhiều thần thoại khác, các vị thần Bắc Âu là các nhân vật phức tạp với vai trò đa dạng trong một bộ sưu tập những câu chuyện để kể vô cùng phong phú. Loki, Thor và Odin có lẽ nhận được nhiều sự chú ý "chính thống" nhất trong số đó, vốn là một điều dễ hiểu khi họ là những vị thần cực kì quan trọng. Bản thân Thần sấm Thor cũng đã góp mặt trong nhiều phương tiện giải trí khác nhau, với một số sự hiện diện đáng nhớ trong thế giới game rất lâu trước khi God of War hay Assassin's Creed khai thác thần thoại Bắc Âu. Và trong khi cách xây dựng hình ảnh Thần Sấm Thor của Marvel Studios đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ, vẫn còn đó những cách tiếp cận khác nhau mà có lẽ chúng ta chưa thể biết hết được. Hãy cùng tìm hiểu một chút về những phiên bản Thor đầy thú vị này.

Thor của Marvel Studios

Có thể nói, Thor của Marvel là phiên bản mà nhiều người cảm thấy thân thuộc nhất. Phiên bản Thor trong Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU) ra mắt lần đầu vào năm 2011, và đã có cho mình một tựa game riêng mang tên Thor: God of Thunder, trên PS3 và Xbox 360 cũng trong năm đó. Tuy nhiên, tựa game này gần như chìm vào quên lãng sau khi người hâm mộ có sự đón nhận trái chiều dành cho nó. Disney cũng đã ra mắt một tựa game đi cảnh trên điện thoại mang tên Thor: Son of Asgard dựa trên truyện tranh. Nhưng vì là một phần của nhóm Avengers và cũng là siêu anh hùng chính tuyến của Marvel, phiên bản Thor này còn góp mặt trong vô vàn những tựa game đối kháng và trong các sản phẩm khác thuộc Marvel như Marvel vs. Capcom: Infinite, Lego Marvel Super Heroes và Marvel Ultimate Alliance.


Thor trong tựa game riêng God of Thunder

Những tạo hình đáng chú ý khác

Trước cả khi Marvel và Disney mang hình ảnh Thor của họ sang thế giới game, vị thần Bắc Âu này đã góp mặt trong nhiều tựa game xưa hơn nữa. Một trong những lần góp mặt sớm nhất của Thor là ở tựa game God of Thunder năm 1993, một trò chơi giải đố hài hước trên PC. Năm 2010, Sony cho ra mắt Young Thor, mọt trò chơi đi cảnh đánh nhau màn hình ngang dành cho PS3 và PSP, mang đến một phiên bản Thor trẻ tuổi hơn (và có phần dễ thương hơn). Với những ai muốn thử ... hẹn hò cùng Thần Sấm, Kamigami no Asobi chính là sự lựa chọn thích hợp, với phiên bản Thor trong tựa game tiểu thuyết hình ảnh này là một thanh niên lạnh lùng ít nói. Game cũng cho phép người chơi hẹn hò với thần Dionysus của Hy Lạp, Anubis của Ai Cập, và Tsuskito, dựa trên thần Mặt Trăng Nhật Bản. Thor cũng từng đóng vai trò quan trọng trong tựa game Too Human năm 2008, một phiên bản tương lai của thần thoại Bắc Âu, với hình ảnh vị thần hơn 2000 năm tuổi sở hữu cánh tay cơ học, là một trong những chiến binh Aesir hùng mạnh nhất. Nhiều tựa game chiến thuật cũng sử dụng nhân vật Thor cho các vai trò nhỏ hơn.


Thor trong game Too Human

Những lần gọi tên đáng nhớ

Mặc dù thần thoại là những bộ sưu tập rất nhiều câu chuyện khác nhau, luôn có một số thành tựu và vật phẩm nhất định góp phần củng cố vai trò của những vị thần cụ thể, mà trong trường hợp của Thor chính là cây búa Mjolnir. Mjolnir thực chất có một lịch sử đáng chú ý hơn so với vị Thần Sấm trong các trò chơi điện tử, thường đóng vai trò một vật phẩm quan trọng cần được lấy lại hoặc sử dụng. Một vài ví dụ điển hình như Heimdall, Age of Mythology và thậm chí là Tomb Raider: Underworld. Câu búa của Thor cũng xuất hiện trong tựa game Jotun ra mắt năm 2015. Ngoài ra còn có những mối liên hệ đến Thor và Mjolnir trong vô vàn các trò chơi điện tử khác.


Cây búa Mjolnir trong Assassin's Creed Valhalla

Một trong những chi tiết nhắc đến Thor sớm nhất của thế giới game chính là trò chơi Erik the Viking năm 1984. Thor dĩ nhiên cũng đã xuất hiện trong Assassin's Creed Valhalla, và được nhắc đến khá nhiều trong god of War. Phần tiếp theo của tựa game God of War thậm chí còn hứa hẹn sẽ mang đến cho Thor một vai trò quan trọng. Sự đa dạng của các miêu tả về Thor trong thế giới game nói riêng, và trong các phương tiện truyền thông giải trí nói chung, đều nhấn mạnh vào tiềm năng khai thác nhân vật này, cũng như tận dụng lợi thế phạm vi để tạo ra nhiều tựa game dựa trên thần thoại hấp dẫn.

Bài cùng chuyên mục