Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng (Phần 1)

Trong số những tựa game bom tấn hấp dẫn có thể khiến người ta sẵn sàng móc hầu bao để sở hữu, cũng có một vài tựa game dù quảng bá rầm rộ về chất lượng, đến khi trải nghiệm thực tế lại khiến người hâm mộ thất vọng nặng nề

Có thể nói, năm 2019 không hề thiếu những tựa game đầy sức hút. Resident Evil 2 Remake đã có một mở màn không thể tốt đẹp hơn, và người chơi tiếp tục nhận được những trải nghiệm tuyệt vời trong những tháng sau đó. Devil May Cry 5 giúp hồi sinh thương hiệu, The Outer Worlds đưa Obsidian trở lại với vinh quang của dòng game nhập vai, Nintendo có một năm đầy vững mạnh, và thị trường game độc lập cũng không hề kém cạnh chút nào. Tuy vậy, ngoài một vài cái tên nổi bật ra, vẫn còn không ít tựa game chẳng thể đáp ứng được những gì đã quảng bá. Hãy cùng điểm qua những cái tên đầy hứa hẹn, để rồi cuối cùng thất bại nặng nề khi ra mắt.

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1

Anthem

Có lẽ đây là dự án game gây thất vọng nặng nề nhất trong năm 2019. Trên giấy, Anthem dường như là một sản phẩm hoàn chỉnh nhất của BioWare, kết hợp thể loại bắn súng - nhặt đồ phổ biến cùng với một hệ thống các lớp nhân vật tùy biến, cho phép người chơi chuyển đổi qua lại trong lúc tận hưởng cốt truyện được xây dựng bởi BioWare - đơn vị đã mang đến bộ ba game Mass Effect cực kì ấn tượng. Đáng tiếc rằng điều mà game thủ nhận về lại khác xa với những gì thể hiện trong đoạn trailer ra mắt ở E3. 

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1  2

Sự thất bại của Anthem nằm ở chỗ nó không đáp ứng được những hứa hẹn ban đầu, thiếu hụt việc thiết kế nhiệm vụ, nhặt đồ không thú vị và chẳng có ý nghĩa, những kế hoạch hậu ra mắt bị dẹp bỏ, và hàng loạt lỗi game bám theo trải nghiệm của người dùng từ lúc ra mắt. Mọi thứ dường như không trở nên khá hơn khi bước sang năm 2019, với một số thành viên chủ chốt hoặc rời khỏi công ty, hoặc chuyển sang những dự án khác.

Cuối cùng, người hâm mộ mới biết được lý do thực sự khiến cho Anthem sụp đổ chóng vánh chính là chu kì phát triển bị thúc đẩy vội vàng. Trong khi game lẽ ra sẽ được phát triển trong khoảng 7 năm, nó lại không bắt đầu sản xuất cho đến khi còn 18 tháng là tới lúc ra mắt, dẫn đến vô số đầu việc bị thúc đẩy vội vàng. Hệ thống giao tiếp kém cỏi, thiếu cơ chế đưa ra quyết định, và một niềm tin vô vọng vào BioWare đã thực sự nhấn chìm trò chơi.

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1  3

Crackdown 3

Phần mới nhất trong một thương hiệu từng được yêu thích, trong đó người chơi được khuyến khích tạo nên vô số sự hỗn loạn, tiếp tục là ví dụ khác cho những gì xảy ra khi một chu kì phát triển trở nên xấu đi. Được công bố lần đầu vào năm 2014, và một năm sau được hé lộ với Dave Jones, người tạo ra thương hiệu này, Microsoft đã giới thiệu đến người hâm mộ tựa game tận dụng điện toán đám mây để tăng tốc độ render và cơ chế vật lý để tạo ra một thành phố có thể bị tàn phá nặng nề.

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1  4
Ngay cả Terry Crew cũng không gánh nổi tựa game này

Và rồi giấc mơ đó đã không bao giờ thành hiện thực. Crackdown 3 trải qua vô số đợt trì hoãn và mất đi nhiều nhà phát triển, bao gồm Cloudgine, Regeant Games và cả Dave Jones. Toàn bộ đầu việc sau đó được chuyển sang cho Sumo Digital với thời hạn chỉ một năm để hoàn thành và ra mắt. Sản phẩm cuối cùng, tuy vẫn giữ được lối chơi quen thuộc trước đây, lại không phát triển thêm bất kì điều gì để thúc đẩy thương hiệu tiến lên phía trước. Phong cách đồ họa và phần lớn các cơ chế trong game không bao giờ tiến bộ hơn nhiều so với tựa game đầu tiên ra mắt cách đây 12 năm.

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1  5
Chỉ là một game bắn súng thế giới mở thường thường

Rage 2

Mặc dù Rage 2 có đủ các yếu tố để biến nó thành một tựa game chất lượng, sản phẩm đầu ra không thể gây ấn tượng đến giới phê bình lẫn người chơi. Dĩ nhiên vẫn có một số khoảnh khắc thật sự tốt trong hệ thống chiến đấu của Rage 2, và nhìn tổng thể thì nó không tệ, nhưng nó cũng không có gì thật sự nổi bật để vượt trội hơn so với những tựa game khác. Đó cũng là một điều đáng tiếc khi Rage 2 là sự nỗ lực kết hợp gữa hai nhà phát triển lừng danh là id Software và Avalanche Studios. 

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1  6

Một trong những vấn đề lớn nhất của Rage 2, chính là cốt truyện và các nhân vật trong thế giới game cực kì thiếu cảm hứng và cá tính. Bản thân thế giới game, dù rộng mở, nhưng chẳng có nổi điểm đặc biệt nào, thay vào đó là những nhiệm vụ lẻ tẻ như việc chiếm lấy các công trình từ kẻ thù, mang đến cảm giác như thể chúng được sao chép từ nhiều tựa game thế giới mở khác vậy. Kết hợp cùng những vấn đề kĩ thuật và lỗi lặt vặt, Rage 2 tuy ổn nhưng không đọng lại gì cho đến tận lúc cuối cùng.

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1  7

Wolfenstein Youngblood

Được thiết kế là một bản spin-off độc lập của seri FPS khá nổi tiếng, Wolfenstein Youngblood đã bỏ lỡ cơ hội để lại dấu ấn trong một số đặc điểm quan trọng. Phần lớn do việc có thể thực hiện bất kì nhiệm vụ nào theo bất kì trình tự nào, cốt truyện game ngoài thực tế người chơi điều khiển hai cô con gái sinh đôi của B.J. Blazkowicz để giải cứu cha mình khỏi bè lũ Phát xít ra thì không có gì nổi trội. Đặc biệt khi mới ra mắt, game đầy lỗi và vấn đề, góp phần cản trở hoặc hoàn toàn ngăn chặn người chơi trải nghiệm nó.

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1  8

Hệ thống tìm trận dường như không tính đến cấp độ người chơi hay nhiệm vụ, nên hoàn toàn có khả năng hai người cực kì khác nhau phải chung đội với nhau. Ngoài ra, độ khó của game dường như được điều chỉnh dành cho hai người, khiến cho những người chơi đơn cảm thấy khó khăn, đặc biệt là với một hệ thống lưu game không phải lúc nào cũng hồi sinh người chơi ở một vị trí thuận lợi. Với phần lớn người chơi, vấn đề lớn nhất lại vô cùng quen thuộc: Microtransactions. Tương tự Fallout 76, Wolfenstein Youngblood bao gồm hệ thống microtransactions khá nặng, giới thiệu 3 đơn vị tiền trong game để làm rối hệ thống nâng cấp hơn nữa.

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1  9

Jump Force

Với phần lớn người hâm mộ, Jump Force là kết quả của một công ty quảng bá sản phẩm đầu ra quá đà để rồi không đáp ứng được kì vọng từ người hâm mộ. Về mặt lý thuyết, Jump Force trông như một giấc mơ của những người hâm mộ anime, tụ tập hàng đống thương hiệu Shonen Jump nổi tiếng như Dragon Ball, Bleach, Naruto, One Piece, ... Và mặc dù nghe thì rất hấp dẫn, sản phẩm sau cùng lại sở hữu một cốt truyện nhạt nhòa, thời lượng nạp game khổng lồ, một thế giới mở thiếu hụt nét đặc sắc, và một dàn nhân vật thiếu cân bằng. Mặc dù game đã được thêm nhiều nhân vật mới, và vấn đề thời gian nạp game lâu đã được sửa, vẫn còn vô số vấn đề khác tồn đọng.

Tổng hợp những tựa game gây thất vọng nhất năm 2019, khiến nhiều người cảm thấy phí tiền vì mua chúng Phần 1  10

(Còn tiếp...)

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang