Rò rỉ mã nguồn CS:GO và Team Fortress 2, Valve vẫn khẳng định an toàn

Một mã nguồn cũ năm 2017 của hai tựa game Counter-Strike: Global Offensive và Team Fortress 2 vừa bị rò rỉ trên diễn đàn 4chan, nhưng Valve dường như hoàn toàn không lo ngại gì về điều đó

Valve vừa chia sẻ với trang ZDNET vào ngày hôm nay, khẳng định game thủ hoàn toàn có thể chơi Counter-Strike: Global Offensive và Team Fortress 2 bình thường và an toàn, ngay cả khi mã nguồn của chúng vừa bị rò rỉ trên diễn đàn 4chan và các trang torrent khác. Sự rò rỉ mã nguồn này đã gây hoang mang trong cộng đồng hai tựa game cực kì phổ biến này, phần lớn là những lời cảnh báo về việc các hacker có thể phát triển lỗi dựa trên mã nguồn bị rò rỉ này, dẫn đến việc hack vào các máy tính đang kết nối với server của CS:GO và TF2. Những cảnh báo này xuất hiện đầy rẫy trên Twitter lẫn trên Reddit.

Rò rỉ mã nguồn CS:GO và Team Fortress 2, Valve vẫn khẳng định an toàn

"Chúng tôi không tìm thấy bất kì lý do nào để người chơi phải cảnh giác hay tránh việc vào chơi các bản game hiện tại." Dough Lombardi, phó chủ tịch marketing của Valve chia sẻ với trang ZDNet hôm nay. "Như mọi khi, việc chơi trên các server chính thức luôn được khuyến khích để có hệ thống an ninh tốt nhất." Giám đốc điều hành Valve cho biết công ty đang điều tra vụ việc, và đang đề nghị người chơi báo cáo bất kì thông tin nào về người đứng sau vụ rò rỉ này thông qua trang bảo mật của Valve. Tuy vậy, một vài thông tin về sự rò rỉ này đã bắt đầu xuất hiện. Hiện tại, mọi người đều biết các tập tin được đăng lần đầu trên 4chan, từ đó chúng nhanh chóng được chia sẻ qua vô số trang torrent, diễn đàn game, Twitter và Reddit.

Rò rỉ mã nguồn CS:GO và Team Fortress 2, Valve vẫn khẳng định an toàn 2

Các tập tin bị rò rỉ là mã nguồn mà Valve chia sẻ với các nhà phát triển game và mod vào cuối năm 2017, theo Valve cho biết. Lombardi khẳng định Valve biết rằng mã nguồn này thực tế bị rò rỉ lần đầu lên mạng vào năm 2018, nhưng khi đó không được phổ biến rộng rãi. Một trong số ít những người biết về vụ rò rỉ năm 2018 là Tyler McVicker, người sở hữu Valve News Network, người đã đưa ra các sự kiện dẫn đến vụ rò rỉ thứ hai này thông qua một buổi stream trên Twitch. Trên Twitter, McViker cũng nói anh biết ai là người đứng sau vụ rò rỉ, và khẳng định sẽ báo cáo cho Valve về nhân vật chịu trách nhiệm lớn nhất. 

Bất kể những nỗ lực trấn an của Valve, người hâm mộ vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Việc truy cập vào mã nguồn của một trò chơi luôn khiến cho việc khai thác quá trình phát triển dễ dàng hơn, và các game thủ có lý khi cảnh báo lẫn nhau - mặc dù đây có thể không phải mối nguy hại ngay lập tức, nhưng nó có thể xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Những vụ tấn công mà các hacker sử dụng server game để lan truyền mã độc cho các game thủ đã từng xảy ra trước đây.

Vào tháng 3 năm 2019, công ty phòng chống virus của Nga, Dr.Web đã đăng tải một báo cáo về việc các hacker sử dụng một lỗ hổng zero-day trong game CS 1.6 để cài đặt mã độc Belonard cho game thủ. Khi đó, Dr.Web khẳng định gần 39% trong toàn bộ máy chủ multiplayer của CS 1.6 đều chứa mã độc. Việc rò rỉ mã nguồn này cũng tiềm tàng nguy cơ cho các vụ tấn công tương tự chống lại CS: GO và TF 2. Nhưng dù sao thì việc khai thác này có thể sẽ mất một khoảng thời gian, và Valve dễ dàng ngăn chặn với các bản cập nhật mới, khi mà cả hai vẫn đang được chủ động duy trì.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Naruto: Chiến Thắng Trong Gang Tấc Trước Thềm Kiểm Duyệt

Naruto: Chiến Thắng Trong Gang Tấc Trước Thềm Kiểm Duyệt

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Một giám đốc điều hành từ Pierrot - studio sản xuất anime nổi tiếng đã tiết lộ rằng loạt phim Naruto từng suýt chút nữa là không qua được kiểm duyệt tại thị trường quốc tế. Thông tin này đã làm dấy lên những thảo luận sôi nổi về vấn đề kiểm duyệt và tính nguyên bản trong ngành công nghiệp anime.

Giải trí
Lên đầu trang