Những nhân vật trong game luôn có những bản phác thảo gần như khác với phiên bản hiện tại
Những nhân vật chính trong những tựa game nổi tiếng luôn phải tốn rất nhiều thời gian để những họa sĩ có thể lên ý tưởng và phác họa ra để cho ra đời những mẫu hình hoàn chỉnh đến người hâm mộ. Có những mãu phác thảo chỉ cần chính sửa một tí, có những mẫu phải thay đổi hoàn toàn để có thể phù hợp với thị hiếu của game thủ trong thời diểm đó. Mời bạn đọc cùng xem qua những phác thảo đầu tiên của những nhân vật trong những tựa game nổi tiếng nhé:
Gordon Freeman
Nhân vật ban đầu được chọn làm Gordon Freeman công nhận khá là kỳ cục. Gã râu dài này trông giống như một tay biker điên cuồng hơn là một người anh hùng, may là Valve cũng nhận ra điều này và chúng ta đã có anh chàng Gordon Freeman đẹp trai hơn trước rất nhiều.
God of War
Đạo diễn David Jaffe, người sáng tạo ra Kratos đã từng một lần tâm sự rằng, nhân vật "bóng ma xứ Sparta" được sinh ra từ cảm xúc hơn là ngoại hình hay câu chuyện về anh ta. Mục tiêu ban đầu là tạo ra một gã bạo lực, nóng tính nhưng vẫn còn sót lại đâu đó chút tình thương với con cái. Tuy nhiên, đội ngũ làm game tại Sony Santa Monica có vẻ không thích ý tưởng này lắm vì nhìn nó hơi lạc quẻ, thế là họ làm ra anh trọc cầm xích đi khắp xứ Hy Lạp như bấy giờ. Phải đến phiên bản hiện tại, họ mới lại lôi cái concept Kratos đi cùng với con ra dùng lại, tuy nhiên theo một cách hoàn toàn khác.
Sora trong Kingdom Hearts
Kingdom Hearts là một dòng game khá kỳ lạ khi có sự hợp tác giữa hai ông lớn của làng giải trí là Square-Enix và Disney. Chính vì thế, các chi tiết trong game đều phải được thỏa thuận chi tiết. Ban đầu, Disney muốn vịt Donald làm nhân vật chính, còn SE thì muốn Mickey. Bỗng dưng, nhà thiết kế Tetsuya Nomura lại vẽ ra một nhân vật "anh hùng" mới là nhân vật chính. Cả hai hãng chấp nhận đề xuất này, nhưng Disney đã đề xuất loại bỏ cây kiếm cưa đi vì bạo lực quá, thay vào đó sẽ cây kiếm chìa khóa nổi tiếng Keyblade.
Chocobo
Thật lòng thì, nhìn chú gà Chocobo hiện tại chẳng giống gì so với thiết kế gốc của Yoshitaka Amano cả. Không rõ rằng điều này là tốt hay xấu, nhưng hiện tại rõ ràng là mọi người đều yêu thích chú gà vàng hiện tại, nên mọi chuyện vẫn cứ là OK hết.
Master Chief
Halo là một tựa game được chú ý ngay từ khi mới xuất hiện, thế nên không có gì lạ khi nhân vật chính Master Chief được chăm chút rất kỹ lưỡng bởi nhiều họa sĩ khác nhau. Tuy nhiên, không rõ có phải do sự đụng độ về phong cách hay không mà ban đầu trông Master Chief cứ cứng đờ và cồng kềnh, chẳng giống gì so với một chiến binh mãnh mẽ nhất dải ngân hà cả.
Dragon's Crown
Dragon's Crown là phiên bản tiếp theo của tựa game Princess Crown được làm từ năm 1997 của nhà thiết kế George Kamitani. Thực tế, họ đã định cho ra đời phiên bản tiếp theo trên hệ máy Saturn, nhưng do Sega làm ăn thua lỗ nên dự án này phải trì hoãn. Sau 15 năm khởi động lại dự án này, Kamitani đã quyết định thay đổi đáng kể một số chi tiết trong game, đặc biệt là nhân vật phù thủy. Chỉ nhìn qua thôi, bạn cũng thấy Kamitani "độ loa" căng thế nào rồi chứ?
Bioshock
Những em gái nổi tiếng của dòng game Bioshock cũng đã được thay đổi đáng kể từ trên bản vẽ cho tới lúc xuất xưởng. Ban đầu, Little Sister có vẻ giống như lũ chipmunk được bảo vệ những con robot điên cuồng. Chúng đã được chỉnh sửa rất nhiều, có lúc còn được biến hình thành gã lùn Gollum trước khi trở thành như hiện tại.
Team Fortress 2
Bạn biết cái tên ban đầu của TF2 là gì không? Team Fortress 2: Brotherhood of Arms, vừa đọc qua đã thấy nghiêm túc và đậm chất quan sự hơn là cái tựa game nhí nhố hiện nay. Tuy nhiên, đó là ý tưởng thiết kế ban đầu ra đời vào năm 1999, còn đến năm 2006 thì họ lại nghĩ khác và cho ra đời một tựa game mang đậm chất nhí nhố và hoạt hình như TF2 hiện tại.
Bayonetta
Ngay từ khi mới sản xuất, Sega đã nhận ra rằng phong cách vừa mang chất gothic, vừa theo kiểu fashionista Nhật Bản này sẽ không được ưa chuộng ở phương Tây. Và thế là, họ đã phải thuê thêm một vài họa sĩ để tạo ra những bản thiết kế gần gũi với fan hâm mộ xứ cờ hoa hơn. Kết quả là họ đã có được một nàng phù thủy Umbra mang phong cách đại chúng hơn bao giờ hết.
8. Borderlands
Về mặt ý tưởng, Borderlands phiên bản gốc có cốt truyện khá giống so với lúc nó được xuất xưởng. Vẫn là cốt truyện hậu tận thế, vẫn là những màn bắn súng cùng các nhân vật điên cuồng. Tuy nhiên, các nhà thiết kế đồ họa đã quyết định thay nền tảng đồ họa gốc trở thành đồ họa cel-shading, và nó đã thay đổi đáng kể tựa game này. Borderlands không còn bị ví von như một thứ bắt chước Fallout, và thiết kế mang hơi hướm hỗn loạn này giúp cho câu chuyện trở nên điên rồ, hài hước hơn nhiều.