Lilith là một hình tượng có sức ảnh hưởng to lớn trong văn hóa xã hội ở vùng Trung - Cận Đông và Châu Âu, hiện tại cũng được khai thác trong vô số tác phẩm văn học nghệ thuật cận đại, phim ảnh và game vi tính thời hiện đại.
Xem thêm:
Theo kinh Talmud của Do Thái giáo, Lilith (לילית theo tiếng Hebrew) được nhắc đến như một vị ác thần có thể hô mưa gọi gió. Truyền thuyết về nữ quỷ này được thêu dệt cách đây hơn 3000 năm bởi nền văn minh Lưỡng Hà, cụ thể là Babylon.
Lilith - biểu tượng của người phụ nữ hoàn hảo: thông minh, mạnh mẽ và quyến rũ. Tranh được vẽ bởi họa sĩ John Collier năm 1887, trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Southport Atkinson, Anh Quốc.
Trong sách Sáng Thế thuộc phiên bản KJV (King James Version) có nhắc đến việc Chúa tạo ra người nam và người nữ cùng một lúc như sau:
Chúa tạo ra con người, cả nam và nữ, dựa trên hình ảnh của chính Người.
Như vậy, hình thành giả thuyết là ban đầu Chúa dùng đất sét để tạo ra Adam và một người nữ khác là Lilith. Họ là hai thực thể ngang hàng, độc lập, Lilith không được tạo ra từ xương sườn của Adam như Eva nên cô ta không phải lệ thuộc vào anh chàng. Chính vì vậy, Lilith có thể tự do phát triển nhân cách mà không bị ràng buộc. Thế nhưng rắc rối bắt đầu từ đây.
Lilith bị trừng phạt và đuổi đi vì cô quá thông minh, cá tính
Minh chứng đầu tiên cho câu "hồng nhan bạc mệnh".
Khi nghiên cứu kinh văn tiếng Hebrew, nhà thờ Công Giáo Roma đã lược bỏ hết những chi tiết về Lilith cùng với những nội dung không có lợi cho mục đích truyền giáo của họ, xem chúng là ngụy tác (apocrypha). Lilith được xem là một người phụ nữ mạnh mẽ, cô trở nên thông minh hoạt bát và nhận thức được thế giới nhiều hơn cả Adam.
Lilith có phần thông minh cá tính hơn chồng mình là Adam.
Một ngày nọ, Lilith đề nghị được ăn nằm với Adam (theo một cách công bằng), rằng nếu Adam cho phép cô "ngồi lên trên" anh ấy thì cô cũng sẽ cho phép Adam làm lại điều tương tự. Tuy nhiên, Adam đã từ chối. Trong phiên bản ngụy tác của sách Sáng Thế, có một đoạn thoại của Adam với Lilith như sau:
Vì sao tôi phải nằm xuống bên dưới cô? Chúng ta cùng sinh ra từ cát bụi. Bởi vậy chúng ta ngang hàng nhau.
Tuy nhiên, Adam chỉ thể hiện thiên tính làm chủ của nam giới, anh ta muốn được "nằm trên" nhưng không muốn hạ mình mà lại bắt Lilith phải nhượng bộ. Nổi giận trước thái độ của Adam, Lilith buột miệng phỉ báng tên thật của Chúa (יהוה theo tiếng Hebrew, phiên âm Latin là YHWH - đọc là "Yahweh" hay "Jehovah" có nghĩa là "I am who I am"), sau đó Lilith bỏ đi.
Khi sự việc đến tai Chúa, ông rất tức giận và quyết định đuổi cổ Lilith khỏi vườn Địa Đàng. Thú vị hơn, đây cũng là vụ ly hôn đầu tiên vì...mâu thuẫn vợ chồng trong chuyện gối chăn, cũng là câu chuyện đầu tiên về nữ quyền và bình đẳng giới trong thời cổ đại.
Chia tay Adam, Lilith đã đi đâu?
Lúc này, trên thế giới chỉ mới có 2 con người là Adam và Lilith, vậy Lilith đã đi đâu, làm gì sau đó mà trở thành ác quỷ? Lilith vốn là tạo vật của Chúa, cô xinh đẹp hoàn hảo, thông minh và mạnh mẽ. Khi một người phụ nữ như vậy trở nên đau buồn và thất vọng, cô nàng sẽ tìm cho mình một bến đỗ xứng đáng hơn.
Câu trả lời hợp lý nhất là Lilith đã lao vào vòng tay của Samael - Angel of Death, một tổng lãnh thiên thần sở hữu quyền năng chết chóc có vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh Talmud và truyền thuyết Do Thái. Và quả thực họ là một cặp đôi phản diện rất xứng đôi vừa lứa.
Chia tay Adam, Lilith kết duyên với Samael - ông hoàng ma quỷ.
Samael được đồng nhất với Satan - kẻ buộc tội, chúa quỷ, kẻ phản Chúa, một thiên thần cấp cao có sứ mệnh thử lòng con người để phân định tốt xấu.
Theo ngành học nghiên cứu ma quỷ (Demonology) của Cơ Đốc giáo, Samael được xem là một ác quỷ cực kỳ quyền năng, ông ta đã ăn nằm với Lilith và sinh ra vô vàn ác quỷ. Chính vì vậy mà Lilith được mệnh danh là "Mother of demons" - mẹ của tất cả ác quỷ.
Kể từ đấy, Lilith được thờ cúng bởi những tổ chức dị giáo, trở thành nữ thần của ham muốn tình dục. Nhiều buổi lễ tế của dị giáo thực hiện các hành vi quan hệ xác thịt để vinh danh Lilith. Hình tượng Lilith thường được gắn liền với một con rắn, đôi khi cô được thể hiện là nữ quỷ nửa người nửa rắn.
Sự trả thù ngọt ngào của Lilith
Sau khi Lilith rời đi, Chúa nhận ra Adam lại một lần nữa cô đơn hiu quạnh, đến lúc này ông mới lấy xương sườn của Adam để tạo nên một người nữ khác là Eva. Vì được tạo nên từ một bộ phận thân thể của Adam nên Eva không có ý muốn chống đối chồng mình, cả hai sống với nhau yên ổn cho đến khi sự cố "ăn trái cấm" xảy ra.
Tranh của họa sĩ người Ý Raffaello Santi vẽ cảnh Lilith trở lại dưới lốt rắn để trả thù Adam và Eva bằng cách dụ dỗ họ ăn trái cấm.
Eva là một người vô tư hồn nhiên, cô dễ bị lừa gạt bởi "con rắn" (con rắn này có thể là Satan/Samael hoặc một số tranh vẽ của các họa sĩ thể hiện con rắn chính là Lilith). Chính Eva là người đã nghe lời con rắn, đưa "trái cấm" cho Adam ăn, dẫn đến việc cả hai bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng.
Bức bích họa nổi tiếng "Sự sa ngã của Adam và Eva" trên trần nhà nguyện Sistina được vẽ bởi Michelangelo. Nửa bên trái thể hiện cảnh Adam và Eva nghe lời con rắn Lilith và ăn trái cấm, nửa bên phải thể hiện cảnh họ bị thiên sứ đuổi khỏi vườn Địa Đàng.
Điện Tông Tòa (nơi ở của Giáo hoàng) tại Vatican có một nhà nguyện quan trọng là nhà nguyện Sistina, nơi đây còn lưu lại rất nhiều bức bích họa của nghệ sĩ vĩ đại thời Phục Hưng là Michelangelo. Một trong số đó thể hiện rõ cảnh Lilith trong hình dạng nửa người nửa rắn đang dụ dỗ Adam và Eva.
Theo đó, Lilith đã tận hưởng "sự trả thù ngọt ngào", vừa chống đối Chúa, vừa thể hiện rằng cô thông minh vượt trội hơn Adam và Eva.
Lilith trong văn hóa đại chúng
Đối với tín đồ Công Giáo, Lilith là một nhân vật xấu xa trong kinh văn ngụy tác. Ngược lại, văn hóa đại chúng lại khai thác triệt để hình tượng Lilith vì ngoài sắc đẹp tuyệt luân ra cô còn có nhiều tố chất nổi bật rất phù hợp để tôn vinh người phụ nữ trong thời hiện đại: xinh đẹp tài năng, độc lập tự chủ, quyết đoán, đấu tranh vì quyền lợi bản thân, không khuất phục trước thế quyền và thần quyền bị nam giới áp đặt.
Nhân vật Lilith được nhắc đến hoặc giữ vai trò quan trọng trong nhiều tác phẩm văn học và kịch nghệ. Đáng kể nhất có thể nhắc đến tiểu thuyết nổi tiếng Lolita của Vladimir Nabokov, nhân vật chính Humbert Humbert đã tự nói về mình:
Humbert có thể làm tình một cách hoàn hảo với Eva, tuy nhiên Lilith mới là người đàn bà mà anh ta hằng mong muốn.
Humbert Humbert cũng là bút danh mà Vladimir Nabokov sử dụng trong một số bản thảo, cho thấy ông thực sự say mê hình tượng Lilith.
Trong tiểu thuyết Biên Niên Sử Narnia đã được chuyển thể thành phim của C. S. Lewis, nhân vật phản diện Phù thủy trắng Jadis được nhắc đến như là hậu duệ của Lilith.
Phù thủy trắng Jadis xuất hiện trong Biên Niên Sử Narnia (Tilda Winston thủ vai)
Tác giả Neil Gaiman từng cho Lilith xuất hiện trong lọat truyện tranh The Sandman của DC Comics, sau đó nhân vật này cũng tiếp tục có mặt trong phần truyện về Lucifer và là mẹ của nữ quỷ Mazikeen.
Hình tượng Lilith có vai trò quan trọng trong series anime đình đám Neon Genesis Evangelion của đài Tokyo TV, tác giả Hideaki Anno đã khai thác vô số chi tiết trong truyền thuyết của người Do Thái để xây dựng cốt truyện cho anime mà ông tâm đắc.
Trong đó, Lilith là thực thể thiên thần thứ 2 sau Adam và cũng là tổ tiên của toàn bộ con người. Trong phần The End of Evangelion, nữ chính Rei Ayanami đã hợp nhất với Lilith (clip trên).
Trở về nguồn gốc của Lilith
Thế giới Diablo từ thời đại sau trận chiến giữa Anu và Tathamet đã hình thành nên 2 thế giới trái ngược: Thiên đường cao vợi tràn ngập ánh sáng và Địa ngục hố sâu tăm tối nóng bỏng. Những sinh vật tại 2 thế giới bị cuốn vào một Cuộc chiến Vĩnh Cửu để tranh đoạt Trái tim của tạo hóa (Worldstone, khối kim cương khổng lồ bị Tyrael phá hủy tại cuối Diablo 2).
Lilith là con gái của vua Địa ngục Mephisto, nữ hoàng của loài nữ quỉ Succubi, một trong những lãnh đạo ác quỷ hiếm hoi cảm thấy chán ngán với Cuộc chiến vĩnh cửu. Tình cờ, bà phát hiện được sự đồng cảm với Inaris, một thiên thần bên phía kẻ thù Thiên đường, đem lòng yêu và cùng ông ta lên kế hoạch chấm dứt cuộc chiến.
Cùng nhau, họ ăn cắp Worldstone để tạo ra một thế giới hoàn toàn mới mang tên Sanctuary. Sự biến mất của Worldstone đã chấm dứt cuộc chiến giữa 2 phe Thiên đường và Địa ngục, bởi giờ đây, chiến lợi phẩm lớn nhất của cuộc chiến đã không còn.
Lilith và Inarius
Tại thế giới Sanctuary, Lilith và Inarius bắt đầu sinh ra những đứa con đầu tiên của họ. Lớp người tiên tổ này, được gọi với cái tên Nephalem, sở hữu tiềm năng sức mạnh vô tận, thậm chí vượt qua cả những sinh vật tại Thiên đường và Địa ngục. Lilith rất kỳ vọng vào thế hệ con cháu này, do bà tin rằng họ sẽ chấm dứt Cuộc chiến Vĩnh Cửu bằng sức mạnh (Loài người sẽ đánh bại Thiên đường và Địa ngục để giữ lại một thế giới duy nhất là Sanctuary).
Tuy nhiên, người chồng thiên thần Inarius của Lilith lại không đồng quan điểm. Ông lo sợ sức mạnh của lứa con cháu có thể tạo ra nguy hiểm cho các thế giới và trực tiếp thu hút sự chú ý của cả Thiên đường lẫn Địa ngục. Một hội đồng được lập nên để thảo luận về vấn đề có nên tiêu diệt lớp người Nephalem hay không? Chính cuộc thảo luận này đã khiến Lilith mất kiềm chế.
Với tư cách người mẹ, Lilith tất nhiên không chấp nhận trong khi Inarius cố gắng tìm kiếm một giải pháp hợp lý nhất bằng cách sử dụng Worldstone để áp chế nguồn sức mạnh của các Nephalem. Khi Inarius thành công trong việc thử nghiệm cách thức của mình, lúc trở về nhà, ông phát hiện Lilith đã nổi điên và giết hại toàn bộ những ai có ý kiến bất đồng. Kinh ngạc và tức giận, Inarius đã trục xuất Lilith vào một cõi sâu thẳm trong vũ trụ.
Bên cạnh đó, dưới sức mạnh của Worldstone, hầu hết các Nephalem đã bị mất đi sức mạnh tiềm tàng của họ và trở thành loài người bình thường. Chỉ có điều, vẫn còn một số cá nhân có thể được đánh thức sức mạnh trong những điều kiện khai phá đặc biệt.
Lilith sẽ làm gì trong Diablo 4?
Khác với các chúa quỷ hay các thiên thần sa ngã thường mang mục đích tiêu diệt thế giới loài người, Lilith xuất hiện tại Diablo 4 sẽ mang tới ẩn số thú vị trong âm mưu của bà ta. Có thể lần này, một trùm cuối đầu tiên trong series Diablo sẽ không đặt mục đích tận diệt loài người lên hàng đầu.
Lilith xuất hiện với mưu đồ chưa rõ ràng trong Diablo 4.
Ứng với sự kiện Cuộc chiến tội lỗi (The Sin War) và đoạn kết của Diablo 3, nhiều khả năng Lilith sẽ hướng tới mưu đồ khống chế các Nephalem để tiêu diệt 2 thế giới Thiên Đường và Địa ngục.
Ở đoạn kết của Diablo 3: Reaper of Souls, khi tổng lãnh thiên thần Công Lý Tyrael chứng kiến các anh hùng Nephalem đánh bại tử thần Malthael, ông đã mang cảm giác e sợ chính những vị cứu tinh của thế giới thể hiện qua câu nói:
"Trong ánh sáng mới xuất hiện hình ảnh của người anh hùng bảo vệ những người vô tội, người có thể đánh bại cả những chiến binh mạnh nhất của Thiên đường và Địa ngục. Nhưng cuối cùng, Nephalem vẫn mang trái tim của người phàm trần, thứ có thể bị hủy hoại và biến chất. Tới lúc đó, tự hỏi rằng liệu Nephalem sẽ vẫn là những đấng cứu tinh hay sẽ trở thành kẻ hủy diệt mọi tạo vật."
Thứ sức mạnh đã tiêu diệt cả những ác quỷ và thiên thần mạnh nhất sẽ tạo nên điều gì nếu một ngày trái tim các Nephalem bị biến chất? Chi tiết này liên kết với mục đích xuyên suốt của nữ hoàng Lilith sẽ tạo ra một diễn tiến phức tạp và đầy bất ngờ trong nội dung cốt truyện thuộc Diablo 4.
Thực tế, Lilith mang quyền năng lớn hơn tất thảy các boss mà người chơi Diablo từng đối đầu. Là con gái của vua Địa ngục, bà ta có thể thống lĩnh đội quân ác quỷ còn lại tại Địa Ngục trong thời gian 7 chúa quỷ chỉ tồn tại ở dạng linh hồn.
Nhưng trên hết, Lilith có thể khai phá tiềm năng, lừa dối và làm biến chất các Nephalem. Điều bất ngờ trong cuộc chiến tại Diablo 4 đơn giản được hiểu, đó là khi những người chơi phải đụng độ với chính các đối thủ người trần mang sức mạnh khủng khiếp tương đương chính mình.
Trong Diablo 4, Lilith sẽ trở thành nhân vật sở hữu quyền lực bậc nhất trong tất cả các thế giới?
Ngoài ra, ở thế đường cùng, Lilith còn có khả năng hồi sinh các Chúa tể Địa Ngục như trong sự kiện Pandemonium. Diablo, Mephisto, Baal hay các chúa quỷ khác sẽ lần lượt sống dậy, tạo nên một cuộc chiến hỗn độn và đẫm máu giữa các chủng loài tại Diablo 4.
Tuy vậy, tin rằng cuối cùng mưu đồ của Lilith cũng sẽ không thành công. Như trong trường hợp của người anh hùng Uldyssian, Lilith đã tạo nên một Nephalem mạnh nhất lịch sử nhưng thất bại trong việc triệt tiêu lòng cao thượng của con người. Cuối cùng, Uldyssian tỉnh ngộ và ông đã đưa ra quyết định cao cả hướng tới kết cục nhân văn nhất cho các chủng loài.
Ý nghĩa quan trọng đối với nữ quyền và bình đẳng giới qua câu chuyện về Lilith
Thông qua hình tượng Lilith được kể trong truyền thuyết của người Do Thái, dễ thấy được một ý thức rất sớm về nữ quyền và bình đẳng giới trong một xã hội sơ khai.Từ trước đến nay, ở hầu hết các nền văn minh thì nam giới luôn chiếm ưu thế trên mọi phương diện nhưng những truyền thuyết như thế này chứng tỏ sự khao khát được bình đẳng vẫn luôn tồn tại.
Từ trái qua: Adam, Lilith, Eva.
Để tìm hiểu những gì diễn ra sau khi Lilith rời bỏ Adam để sinh con đẻ cái với Samael, rồi cô đã kiên quyết chống đối lại Chúa và con trai cưng Adam của ông ta như thế nào. Chúng ta tiếp tục tham khảo một kinh văn cổ đại khác gồm 44 mẩu truyện là Alphabetum Siracidis, Othijoth Ben Sira (Ghi chép về những câu chuyện của Sira) được viết bằng tiếng Aram và Hebrew. Trong đó truyện thứ 5 có kể lại như sau:
Adam mách với Chúa toàn năng: "Hỡi đấng tối cao, người đã tạo ra tôi. Người phụ nữ mà ngài tặng cho tôi, cô ta đã bỏ đi rồi!"
Chúa liền sai khiến 3 thiên thần tên là Senoy, Sansenoy và Semangelof đi tìm Lilith, ông nói: "Hãy mang Lilith về. Nếu nó về thì tốt. Nếu không, hãy dùng vũ lực.
Lilith đang dụ dỗ Eva ăn trái cấm.
3 thiên thần tìm được Lilith đang nấp trong một cái hang ở bên bờ Biển Chết. Họ nói: "Lilith, đấng tối cao đã tạo ra ngươi ra lệnh hãy trở về với chồng ngươi ngay lập tức. Nếu không, chúng ta sẽ giết 100 đứa con ác quỷ của ngươi mỗi ngày.
Lilith đáp lại: "Cứ làm đi, còn ta thì sẽ bóp nghẹt cổ những đứa bé sơ sinh của loài người sau này. Khi ta ra tay, bé trai sẽ phải chết trước khi được 8 ngày tuổi và con gái sẽ chết trước 20 ngày tuổi. Hãy thỏa thuận nào, nếu ta thấy tên của các ngươi trên dây chuyền mà đứa trẻ đó mang, ta sẽ không còn quyền năng hại đứa trẻ đó."
3 thiên sứ Senoy (סנוי), Sansenoy (סנסנוי) và Semangelof (וסמנגלוף) thấy rằng họ không thể đòi hỏi gì hơn nữa ở Lilith nên đành phải quay về. Câu chuyện trên cũng giải thích vì sao người Do Thái thường đeo cho trẻ sơ sinh một mặt dây chuyền khắc tên 3 vị thiên sứ nọ để bảo vệ chúng khỏi bị ác thần Lilith hãm hại.
Như vậy, Lilith đã chống đối đến cùng, chấp nhận hy sinh chứ không chịu quay về dưới sự áp đặt của Chúa và Adam. Có thể nói câu chuyện được viết từ trước Công Nguyên nhưng hàm chứa tư tưởng vô cùng văn minh.Từ câu chuyện về Lilith, có thể liên tưởng đến những người phụ nữ bị vùi dập dám đứng lên đấu tranh vì quyền lợi chính đáng của mình. Trên nhiều phương diện, Lilith là một hình tượng rất có giá trị và đáng để khai thác.