Với nội dung có hơi "chính trị", Ousama Ranking đã nhận về vô số bình luận chỉ trích, cho rằng tác phẩm này đang khơi mào lịch sử chiến tranh giữa Nhật Bản với Hàn Quốc!
Mới đây, trên trang web chính thức của Ousama Ranking đã xuất hiện một cuộc tranh luận nảy lửa. Một số khán giả cho rằng tác phẩm tưởng chừng dành cho trẻ em này đang "cà khịa" một cuộc chiến tranh trong quá khứ - cụ thể là cuộc chiến giữa Nhật Bản với Hàn Quốc.
Nói sơ qua một chút thì trong quá khứ, Nhật Bản và Hàn Quốc có mối quan hệ... khá là tệ. Nhật đã từng đô hộ Hàn như cách nước ta bị các cường quốc đô hộ suốt hàng nghìn năm. Trong quá trình đô hộ, Nhật đã tiến hành nhiều chính sách khác nhau để khai thác Hàn Quốc đồng thời để lại nhiều tài sản giá trị cho quốc gia này. Theo lịch sử ghi nhận, trong thời kỳ chiếm bán đảo Triều Tiên, Nhật đã tiến hành xây dựng các cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế. Đồng thời, Nhật cũng tịch thu đất của nông dân Bắc Triều Tiên để trao cho các nông dân Nhật Bản di cư sang. Tiếp theo đó, để kích thích kinh tế Triều Tiên, chính phủ Nhật đã miễn trừ thuế thu nhập cá nhân trong 10 năm, song song đó là tiến hành các chính sách thúc đẩy kinh tế khác. Thành quả của điều này là vào giai đoạn 1912 - 1937, GDP bán đảo Triều Tiên tăng trưởng 4,2% mỗi năm, vượt mặt Tây Âu và Nhật Bản. Tuy nhiên, như ta đã luôn biết về chiến tranh và đô hộ - nước bị đô hộ sẽ luôn chịu những nỗi đau hằn ghi vào lịch sử. Cho đến tận nay, sau hàng chục năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, Hàn Quốc đối với Nhật Bản vẫn có một sự cách biệt nhất định.
Quay trở lại câu chuyện về Ousama Ranking. Một số khán giả nhận ra rằng hai quốc gia trong phim là Houma và Gyakuza rất giống với Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong Ousama Ranking, Gyakuza được miêu tả là những kẻ bịp bợm, thường xuyên phản bội Houma dù nhận được không ít lợi ích từ Houma. Lịch sử sau đó cũng được viết lại theo cách rất phiến diện, cốt để các thế hệ sau của Gyakuza chỉ luôn nhớ đến Houma như những tên độc ác. Trong khi đó, như ta có thể thấy trong phim, Houma không hẳn là như thế. Người Houma đã xây dựng nên những trường học, bệnh viện ngay trên đất Gyakuza (đây không hẳn là một hành động chính nghĩa bởi nếu hiểu chiến tranh, bạn sẽ hiểu hành động này là gì, tuy nhiên thì nó vẫn là một hành động tốt và có lợi cho tương lai cả hai nước).
Xem thêm: Review anime Ousama Ranking: Siêu phẩm nối bước Attack On Titan?
Sau khi các bình luận này xuất hiện, một cuộc tranh cãi đã xảy ra. Một số người đồng ý với sự tương quan này bởi họ tin Ousama Ranking thật sự là tác phẩm dùng để nói đến chính trị. Không ít người cho rằng Hàn Quốc thường xuyên lồng ghép các yếu tố "Nhật xấu, Hàn là nạn nhân" là điều không nên. Ý kiến tiêu biểu của nhóm người này có thể tóm gọn trong bình luận sau:
Tôi hy vọng người Hàn đọc được điều này và nhìn thấy sự thật.
Bên cạnh đó, trong tập 18 của anime Ousama Ranking, nhiều người chỉ ra rằng nghệ thuật vẽ của anime có nét giống với các bức ảnh lịch sử Hàn Quốc trước khi Nhật Bản xâm lược. Tất nhiên, đây vẫn chỉ là các phỏng đoán chứ cả Wit studio lẫn tác giả manga gốc là Sosuke Toka vẫn chưa đưa ra ý kiến nào.
Bên cạnh các "so sánh" trên, vẫn có nhiều khán giả cho rằng cách diễn giải trên là khập khiễng. Với họ, Ousama Ranking là một tác phẩm hư cấu và được phát triển theo ý của tác giả. Các diễn giải trên dựa trên luồng suy nghĩ của người đọc nhiều hơn là về những gì mà Ousama Ranking muốn truyền tải.
Manga/anime cũng là một hình thức giải trí - nghệ thuật nên việc nó phản ánh các thực trạng xã hội là một điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, một tác phẩm nghệ thuật tốt sẽ có đích đến cuối cùng là đưa ra ý nghĩa và cách giải quyết về các vấn đề được đề cập thay vì cố gắng kích động quần chúng. Với Lag.vn, Ousama Ranking là một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa. Còn bạn, bạn nghĩ sao?
Sốc với danh sách đề cử diễn viên Kimetsu No Yaiba live-action!
Tham gia cộng đồng fan anime manga và cập nhật những thông tin nóng hổi tại đây: