Với việc cả seri truyền hình và thương hiệu game The Witcher đều phần nào dựa trên bộ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Andrzej Sapkowski, hãy cùng tổng hợp những khác biệt đáng chú ý nhất giữa 2 phiên bản chuyển thể
Khi seri truyền hình The Witcher của Netflix chính thức lên sóng, nhiều người hâm mộ đã chỉ ra vô số nét tương đồng giữa nó và seri game cùng tên do CD Projekt Red phát triển. Tuy hai bên không dựa vào nhau, nhưng chúng đều là chuyển thể từ bộ tiểu thuyết của nhà văn Andrzej Sapkowski. Việc có cùng nguồn gốc chắc chắn sẽ mang đến một số nét tương, nhưng bản chất của các phương tiện khác nhau, phim truyền hình và trò chơi điện tử, đã tạo nên khác biệt cho sản phẩm cuối cùng (chưa tính đến thực tế rằng seri trên Netflix chưa bao giờ có ý định liên kết với game). Điều này đúng với bất kì bản chuyển thể nào, đặc biệt là chuyển thể từ tiểu thuyết. Với The Witcher, những khác biệt của seri truyền hình so với seri game là những gì đã khiến nó trở nên nổi bật.
Tên của Dandelion
Trong các tựa game The Witcher, đặc biệt là The Witcher 3, Dandelion là một trong số những nhân vật dễ nhận biết nhất. Là một gã lười biếng, anh luôn mồm hát rất to và cảm thấy tự hào khi mặc bộ trang phục với màu tìm chủ đạo. Anh luôn cầm một cây đàn trên tay và một giai điệu sẵn sàng thu hút công chúng, hoặc chỉ để làm phiền Geralt. Mặc dù có một số khác biệt đáng chú ý giữa hai phiên bản phim truyền hình và trò chơi điện tử, đặc điểm quan trọng nhất là tên của anh.
Tên của Dandelion đã được những người tạo nên seri The Witcher đổi thành Jaskier. Trong cuộc phỏng vấn trước đây, những người thực hiện seri này đã quyết định đổi cái tên Dandelion thành tên gốc trong tiểu thuyết - Jaskier. Ngoài chuyện đó ra, nhân vật này có tính cách gần như tương đồng với phiên bản trên game, chỉ có điều mặc bộ trang phục nhạt màu hơn. Lý do Jaskier trở nên dễ nhận ra vì sự tương tác không ngừng của anh với Geralt. Bất kì ai đã chơi qua The Witcher đều có thể bước vào một căn phòng đang chiếu phim truyền hình The Witcher, và nhận ra Jaskier là ai.
Dàn nhân vật đa dạng
Một chi tiết mà vài người than phiền về seri game The Witcher, là việc thiếu đi những đại diện nhân vật người da màu. Thậm chí những lời than phiền còn lớn hơn nữa sau khi The Witcher 3 ra mắt, khi phần lớn những nhân vật da trắng đều nắm các vai trò chính. Geralt, Vesemir, Yennefer, Triss, cùng nhiều nhân vật quan trọng khác đều là da trắng hoặc hơi rám nắng. Và mặc dù lời than phiền này không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất trò chơi, seri truyền hình đã giải quyết điều này bằng một dàn diễn viên đa dạng.
Fringilla, nữ phù thủy đã liên kết chính mình với đạo quân Nilfgaard và là một trong số những nhân vật quan trọng nhất trên phim, được thủ vai bởi nữ diễn viên da màu người ANh Mimi Ndiweni. Dara, cậu nhóc tộc elf đã giúp Ciri, được thủ vai bởi Wilson Radjou-Pujalte, và Yennefer được thủ vai bởi nữ diễn viên người Anh gốc Ấn Anya Chalora. Việc bổ sung các diễn viên tài năng từ nhiều nguồn gốc khác nhau khiến cho seri truyền hình trở nên đa dạng hơn.
Không đấu Gwent
Trong The Witcher 3, một trong những sở thích của Geralt cũng là trò chơi thẻ bài phổ biến nhất trên toàn cõi Temeria - Gwent, một trò chơi mà các nhân vật và vai trò của The Witcher được tái hiện thông qua những lá bài, dùng để mô phỏng một chiến trường. Người chơi có thể thắng được các lá bài để bổ sung vào kho bày của mình bằng cách đánh bại nhiều người nhất có thể trên lục địa.
Ngay cả khi nó là một mini-game tùy chọn có thể hoàn toàn bỏ qua, Gwent vẫn nổi tiếng đến mức có cho mình một tựa game độc lập. Trong khi đó, phiên bản truyền hình của The Witcher không hề đả động gì đến trò chơi này. Điều này có thể liên quan một phần đến cốt truyện, khi trò đánh bài Gwent vốn không được giới thiệu mãi về sau. Nhưng có lẽ lý do chính cho sự vắng mặt này là vì nó là sản phẩm của CD Projekt Red, hơn là được lấy ra từ tiểu thuyết của nhà văn Sapkowski.
Geralt chủ yếu dùng thanh kiếm thép
Một chi tiết khác biệt nhỏ giữa game và seri truyền hình là lựa chọn trang bị của Geralt. Trong các tựa game The Witcher, quản lý túi đồ là một vấn đề thực sự, và khá tự nhiên khi Geralt mang theo hai thanh kiếm thép và bạc của mình đi ngao du, sẵn sàng cho bất kì kẻ thù nào. Nhưng trong seri của Netflix, Geralt hiếm khi vung cây kiếm bạc, và chủ yếu để dành cho việc giết quái vật.
Geralt chủ yếu dùng thanh kiếm thép nhiều hơn, một phần là vì rất nhiều cảnh trong seri nơi Geralt đứng là trong một tòa thành hoặc một túp lều. Anh cũng chủ yếu nói chuyện với mọi người xung quanh, và chiến đấu như biện pháp cuối cùng, đồng nghĩa với việc không có gì phải vội tung cây kiếm bạc ra. Điều này trái ngược với game, khi người chơi ngao du trên những khu vực rộng lớn và chủ yếu đối đầu với quái vật.
Chất giọng của Cavill
Một điểm khác biệt nhỏ khác nằm ở nam diễn viên Henry Cavill. Mặc dù anh vẫn giữ nguyên chất giọng trầm, có phần hơi gắt gỏng, thì đặc trưng giọng Anh của Cavill vẫn thể hiện qua một số từ cụ thể như "near" và "can't". Chất giọng Mỹ của Doug Cockle rõ ràng phát âm các chữ đó khác hoàn toàn, nghĩa là những người yêu thích game sẽ phải thích nghi một chút trước giọng Anh của Cavill.
Triss cực kì khác biệt
Dandelion không phải người duy nhất có sự thay đổi đáng kể về ngoại hình từ game sang seri phim. Thay đổi đầu tiên mà người hâm mộ dễ nhận thấy nhất ở Triss trong seri truyền hình là màu tóc, chuyển sang màu nâu đen thay vì màu đỏ nổi tiếng. Còn trong tiểu thuyết, những miêu tả về Triss cho biết tóc của cô có màu nâu hạt dẻ.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa Triss với Geralt cũng khác biệt. Trong game, cô luôn là một đối tượng tình cảm quan trọng của Geralt, và người chơi có thể chọn bên cạnh cô hoặc Yennefer. Tuy vậy, Triss trong seri truyền hình chưa đi đến mức đó với Geralt. Season 2 có thể sẽ thay đổi mọi thứ, nhưng ở thời điểm hiện tại, Triss rõ ràng khác biệt rất nhiều.
Geralt cười nhiều hơn một chút
Một thay đổi nhỏ khác của Geralt nằm ở tần suất cười của anh. Dĩ nhiên anh vẫn cười trong game, nhưng bản chất trầm ngâm của anh khiến việc nở nụ cười là vô cùng hiếm hoi. Tuy vậy, trong seri phim Cavill đã cười ở những khoảnh khắc mà có lẽ Geralt sẽ không làm vậy trong game. Trong một cuộc tranh luận về lựa chọn từ bỏ khả năng sinh con của Yennefer, Geralt mỉm cười khi hỏi về động cơ của cô, như thể anh nghĩ đó là một trò đùa. Điều này khiến Geralt tỏ ra khác biệt và sinh động hơn một chút.
Không có nhiều Witcher
Trong seri game, có rất nhiều thông tin có thể được tìm thấy về các Witcher. Họ đến từ nhiều loại trường khác nhau, và có những khả năng khác nhau. Mặc dù cả hai câu chuyện đều thể hiện số lượng Witcher trên thế giới đang giảm dần, game vẫn xuất hiện nhiều Witcher hơn. Geralt có một số thợ săn quái vật làm đồng minh lẫn đối thủ trong game, nhưng trên seri Netflix, thợ săn quái vật duy nhất là người được thuê để giết con Striga vùng Foltest - chính là Geralt.
Geralt chỉ dùng hai ký hiệu ma pháp
Đây là một sự khác biệt quan trọng về miêu tả Geralt giữa seri truyền hình và seri game. Trong game, người chơi tự do sử dụng mọi ký hiệu ma thuật của Geralt, bao gồm Aard để đẩy đối thủ ra xa, hoặc Igni để khiến chúng bốc cháy. Nhưng hai ký hiệu xuất hiện chủ yếu trong seri truyền hình là Aard và Axii. Geralt dùng Axii một lần với Renfri, còn Aard thì nhiều hơn, để phá tường và đẩy lui kẻ thù. Dĩ nhiên vẫn còn đó Season 2 để khám phá.
Roach cư xử khá phải phép
Một điểm khác biệt hài hước khác nằm ở chiến mã đáng tin cậy của Geralt là Roach. Trong game The Witcher 3, Roach thực sự là một thảm họa. Cậu chàng vô cùng khó điều khiển, và mỗi khi huýt sáo gọi về, đều xuất hiện ở bất kì nơi nào trừ việc ở gần Geralt, có lúc trên mái nhà, dưới nước, hay thậm chí trên đầu kẻ thù. Thậm chí còn có một lá bài Gwent dành riêng cho Roach nhằm tri ân ... vô số lỗi kì lạ của chú ngựa này. Còn trong seri, có vẻ như Roach chỉ là một chú ngựa bình thường, không làm gì khác ngoài ăn, ngủ và chở Geralt đi lang thang.