Attack On Titan bị cấm vì liên quan đến chính trị Trung - Nhật. Pokemon không được lưu hành do truyền bá tư tưởng sai trái. Highschool DxD bị nghiêm cấm vì...quá nhiều vếu? Top 20 anime này sẽ còn những cái tên bất hạnh nào đây?
Parasyte
Quốc gia cấm: Trung Quốc.
Trung Quốc là một trong những quốc gia khắt khe nhất đối với các sản phẩm giải trí như manga, anime, game hay phim ảnh. Mặc dù lí do cụ thể không được quốc gia này đưa ra, nhưng những ai đã xem qua Parasyte đều có thể đoán được nguyên nhân đằng sau nó.
Osomatsu-san
Quốc gia cấm: Nhật Bản.
Hiện tại, Osomatsu-san là loạt anime khá ăn khách nhưng nó đã từng bị chính Nhật Bản cấm phát hành rộng rãi. Lí do dược đưa ra là vì tập đầu tiên của Osomatsu-san đã có nhiều tình tiết “sao chép” từ các tác phẩm khác. Đây là hành vi vi phạm luật bản quyền của Nhật Bản. Để giải quyết vấn đề, nhà phát hành đã phải thu hồi tất cả đĩa Bluray, DVD và có những chỉnh sửa sao cho phù hợp.
Highschool DxD
Quốc gia cấm: New Zealand.
Nhắc tới Highschool DxD là nhắc tới vếu to, vếu tròn và… rất nhiều vếu. Bởi chính vì lí do này nên khi tác phẩm ra mắt, nó đã bị ngăn cấm hoàn toàn tại New Zealand. Quốc gia này cho rằng nội dung phim truyền tải quá “gọi dục, thiếu phù hợp với giới trẻ và sai lệch về vấn đề tình cảm”.
Xem thêm: Top 10 anime có nhiều cảnh nóng nhất, khuyến nghị chỉ nên xem vào ban đêm (Phần 1)
Tokyo Ghoul
Quốc gia cấm: Trung Quốc.
Tiếp tục là một anime đình đám khác bị quốc gia tỉ dân nghiêm cấm phát hành. Theo International Business Times, Tokyo Ghoul là một sản phẩm “quá bạo lực và tội ác đi ngược lại đạo đức thông thường”. Tại Trung Quốc, một số người còn cho rằng Tokyo Ghoul là anime khuyến khích xu hướng khâu chỉ vào chính da thịt họ (???).
Midori: Shoujo Tsubaki
Quốc gia cấm: toàn thế giới.
Midori: Shoujo Tsubaki bị cấm bởi vì nó quá tiêu cực và vô cùng đen tối. Bên cạnh đó, phần hình ảnh của tác phẩm này còn có phần kì dị và ám ảnh người xem. Một số khán giả thậm chí đã phá hủy đĩa phim ngay khi xem xong vì nó làm họ quá ghê sợ. Midori: Shoujo Tsubaki sau đó bị cấm phát hành trên toàn thế giới. Phải nhiều năm sau, tác phẩm này mới được xuất hiện trở lại. Năm 2016, một tựa live-action của Midori: Shoujo Tsubaki cũng đã được công chiếu.
Attack On Titan
Quốc gia cấm: Trung Quốc.
Nếu thế giới ai cũng biết đến anime/manga Attack On Titan thì tại Trung Quốc, đây lại là một cái tên khá xa lạ. Lí do series này bị ngăn cấm cũng rất đa dạng. Trung Quốc cho rằng Attack On Titan quá bạo lực, quá nhiều “đầu lâu”, quá cổ xúy bạo động và quá nhạy cảm đối với quan hệ chính trị Trung – Nhật.
Xem thêm: Attack On Titan The Final Season xác nhận thời gian phát hành chính thức vào tháng 12
Pokemon
Quốc gia cấm: Saudi Arabia (Ả Rập).
Pokemon có thể nói là một trong những thương hiệu đình đám nhất toàn cầu khi nó không những thịnh hành với giới trẻ mà còn được những người lớn tuổi hơn yêu thích. Gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ trẻ em trên thế giới, Pokemon lại không hề quen thuộc với người dân Saudi Arabia. Tại đất nước này, mọi sản phẩm liên quan đến Pokemon đều bị nghiêm cấm bởi: Pokemon khuyến khích niềm tin sai lệch vào sự tiến hóa, quá nhiều biểu tượng truyện bá cho đạo Shinto và Cơ Đốc Giáo và game Pokemon quá giống với một trò cờ bạc.
Ngoài ra, Pokemon cũng có một tập phim bị cấm chiếu trên toàn cầu bởi nó khiến 700 người nhập viện sau khi xem do sai lầm trong sử dụng hình ảnh, màu sắc. Bạn có thể tìm xem tập phim "Dennou Senshi Porigon".
Hetalia
Quốc gia cấm: Hàn Quốc.
Là đất nước từng bị Nhật Bản xâm lược, Hàn Quốc cực kì nhạy cảm khi bị đụng chạm đến vấn đề chiến tranh và tự tôn dân tộc. Chính điều này đã khiến Hàn Quốc ngăn cấm Hetalia, tựa anime lấy đề tài về chiến tranh thế giới. Hàn Quốc nói rằng họ cảm thấy không được tôn trọng khi văn hóa, con người Hàn Quốc không được thể hiện một cách đúng đắn. Ngay sau đó, studio Deen đã lược bỏ mọi yếu tố liên quan đến đất nước này để tránh những tai tiếng không đáng có.
Death Note
Quốc gia cấm: Trung Quốc, Albuquerque, New Mexico.
Sau những cái tên đình đám như Attack On Titan, Tokyo Ghoul, cây đại thụ Death Note cũng bị Trung Quốc liệt vào “quyển sổ tử thần”. Một số quốc gia khác cũng ngăn cấm tác phẩm này vì họ lo sợ rằng Death Note sẽ có tác động không tốt đến những đứa trẻ khi nhân vật chính của câu chuyện này là một phản anh hùng tàn ác giết người như ngóe.
Xem thêm: Phản anh hùng là gì và có mấy cấp độ? Vì sao Saitama và Nobita lại là phản anh hùng?
Puni Puni Poemy
Quốc gia cấm: New Zealand.
Trong cả danh sách này thì cái tên Puni Puni Poemy là tựa anime xứng đáng bị cấm nhất. Sử dụng hình ảnh của những cô gái ma thuật, Puni Puni Poemy chứa đựng nhiều tình tiết, bạo lực, tình dục không khác gì phim khiêu dâm. Phim cũng sử dụng hình ảnh nhân vật rất nhỏ tuổi để kích dục, tạo nên hàng tấn sự sai trái về vấn đề tình dục hóa trẻ em và giáo dục giới tính.
Xem thêm: Top 20 anime bị cấm chiếu trên thế giới vì quá bạo lực, gợi dục và... xâm hại chính trị (phần 2)