Tiếp tục đến với ba chi tiết còn lại trong Da 5 Bloods được dựa trên những yếu tố có thực, từ cô phát thanh viên Hanoi Hannah, pha bay người thoát khỏi bẫy mìn của Mike và đứa con lai Việt - Mỹ của Otis
Xem thêm:
Chương trình phát thanh của Hanoi Hannah
Một chi tiết khác của Chiến tranh Việt Nam góp mặt trong Da 5 Bloods chính là chương trình phát thanh của bà Trịnh Thị Ngọ, còn có biệt danh là Hanoi Hannah hay bí danh Thu Hương. Trong suốt 8 năm Mỹ đổ bộ lên Việt Nam, Hanoi Hannah đã đọc những bài tuyên truyền trên Đài Tiếng nói Việt Nam (Radio Hanoi) nhằm vào những binh sĩ Mỹ - không phải để lăng mạ họ, mà là để chỉ trích lãnh đạo của họ, và kêu gọi họ tự đặt câu hỏi vì sao họ phải ở đây. "Mục tiêu của tôi là để nói với những người lính Mỹ, rằng họ không nên tham gia vào một cuộc chiến tranh không phải của họ," bà Ngọ nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn năm 1998 với tờ LA Times. "Tôi đã cố gắng thân thiện về thuyết phục. Tôi không muốn lên giọng hay bày tỏ sự giận dữ. Ví dụ như, tôi thường gọi người Mỹ là đối thủ. Tôi không bao giờ gọi họ là kẻ thù."
Ngoài việc phát những bản nhạc phản đối chiến tranh của Mỹ như "Where Have All the Flowers Gone", và đặt ra những câu hỏi về động cơ của lính Mỹ trong việc tiếp tục chiến đấu, bà còn đọc tên những người lính Mỹ đã bị giết trong một phần được gọi là "Những người chết không vì vinh quang". Trong Da 5 Bloods, bốn người trong nhóm đã suýt bị một trong số các chương trình phát thanh của Hanoi Hannah tạo động lực để tìm giết những người da trắng, cho đến khi cơn giận của họ được kìm lại bởi Norman. Trong thực tế, có rất ít bằng chứng cho thấy Hanoi Hannah đã thuyết phục được những người lính Mỹ từ bỏ chiến đấu. Nhưng bà đã trở thành một "ngôi sao" giữa quân đội Mỹ, với những người luôn chăm chú lắng nghe các chương trình phát thanh của bà. Bà Ngọ đã nghỉ hưu sau chiến tranh và sống một cuộc sống yên bình. Bà qua đời vào năm 2016, hưởng thọ 85 tuổi.
Bà Trịnh Thị Ngọ bên bức ảnh thời trẻ của mình
Pha thoát khỏi quả mìn của David
Trong một phân đoạn của Da 5 Bloods, con trai của Paul là David (Jonathan Majors) đã rơi vào tình thế cực kì nguy hiểm khi anh giẫm lên một quả mìn. Điều thú vị là, phương pháp mà Paul áp dụng để giúp David thoát khỏi một vụ nổ banh xác lại được dựa trên câu chuyện có thật (mặc dù không thực sự là đúng cho lắm). Câu chuyện này đã được kể trong quyển Bloods: Black Veterans of the Vietnam War: An Oral History do Harold "Light Bulb" Bryant, khi ông chia sẻ việc được kêu gọi giúp đỡ một người lính da trắng cũng giẫm lên mìn chôn. Theo câu chuyện, người lính này buộc phải đứng trên quả mìn, cẩn thận không dịch chuyển dù chỉ một chút, trong suốt một giờ trước khi Bryant đến.
Một pha thoát thân "Chuẩn Hollywood"
Sau khi đào quanh quả mìn, Bryant phát hiện ra đó là một quả S-Mine của Đức, còn được biết đến với cái tên "Bouncing Betty". Ban đầu, ông thử áp dụng phương pháp theo kiểu ... Indiana Jones, khi để người lính nhấc chân ra khỏi đôi giày, còn Bryant giữ chặt đôi giày để duy trì áp lực, nhưng ông nhanh chóng bỏ qua kế hoạch đó khi thấy kíp nổ bắt đầu trồi lên. Lúc này đã một tiếng trôi qua, và cuối cùng, Bryant áp dụng kế hoạch dây thừng.
"Rồi tôi có một ý tưởng. Tôi biết khi kíp nổ bung lên, Bouncing Betty sẽ nảy lên khoảng 3 feet trước khi phát nổ. Thế nên tôi gọi những thành viên khác trong đội, rồi cột dây thừng quanh eo anh lính. Và rồi tôi đếm đến 3, mọi người sẽ kéo sợi dây để kéo anh ra khỏi quả mìn khoảng 15 feet. Và nó sẽ nảy lên khoảng 3 feet rồi phát nổ. Và nó đã xảy ra như thế. Và tác động duy nhất anh lính nhận phải là gót của đôi giày đi rừng bị thổi tung. Anh ta không bị chút thương tật nào cả."
Nó được dựa trên câu chuyện trong quyển Bloods
Đó là một câu chuyện khó tin, do đó nó cũng để lại nhiều sự hoài nghi. Theo trang Slate, tính xác thực trong lời khẳng định của Bryant đã bị đặt vào vòng nghi vấn, do thực tế rằng câu chuyện về mìn chôn rõ ràng là một truyền thuyết đô thị nổi tiếng, với những người khác khẳng định nó đã xảy ra với họ. Bryant cũng bị nghi ngờ là đã thổi phồng câu chuyện của mình. Màn thoát thân nói trên càng khó tin hơn khi nó không thể hiện hết phương thức hoạt động của mìn Bounty Betty.
Mặc dù việc đạp lên mìn chôn và tìm cách thoát khỏi đó là một tình huống thường thấy trong phim ảnh, trong thực tế, mìn chôn được thiết kế để phát nổ ngay khi có áp lực giẫm lên nó, chứ không phải khi áp lực đó được bỏ đi. Hơn nữa, mìn S-Mine khi "nảy" lên trên không trung, nó sẽ phát nổ và làm văng những mảnh sắc nhọn ra xung quanh, thế nên khó có khả năng David thoát được mà không bị thương tích gì chỉ bằng cách nhảy qua một bên.
Mìn chôn khi nổ sẽ văng nhiều mảnh vỡ ra xung quanh
Đứa con lai Việt - Mỹ
Ở đầu phim Da 5 Bloods, Otis phát hiện ra ông có một cô con gái với mối tình xưa của mình, Tiên (Lê Ý Lan thủ vai). Con gái của Otis và Tiên, Michon (Sandy Hương Phạm) dường như có số phận may mắn hơn phần lớn những đứa trẻ sinh ra từ những mối tình giữa các cô gái Việt Nam và lính Mỹ trong chiến tranh. Theo như tạp chí Smithsonian cho biết, chính phủ Mỹ ban đầu đã "phủi tay" trước mọi trách nhiệm với những đứa trẻ, còn Giám đốc chương trình chăm sóc xã hội ở Việt Nam gọi chúng là "những phần tử xấu". Khi còn nhỏ, rất nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi trong thùng rác và bên ngoài những trại trẻ mồ côi, và lớn lên một chút thì thường bị bắt nạt bởi vẻ ngoài "lai tạp".
Không thể biết chính xác có bao nhiêu đứa con lai được sinh ra trong và sau Chiến tranh Việt Nam, vì phần lớn đều không làm giấy khai sinh. Tuy nhiên, vào năm 1987, Quốc hội đã thông qua chương trình Amerasian Homecoming Act, cho phép những đứa trẻ Việt Nam của lính Mỹ nhập tịch Mỹ. Có khoảng 26,000 đứa trẻ và 75,000 thân nhân người Việt đã định cư ở Mỹ, và theo như một số nhóm biện hộ chia sẻ với tạp chí Smithsonian, chỉ có khoảng vài trăm đứa con lai từ chiến tranh Việt Nam bỏ lại ở Việt Nam. Người ta tin rằng dưới 3% trong số những đứa trẻ đó được đoàn tụ với những người cha lính Mỹ của mình. Phim Da 5 Bloods hiện đang chiếu trên kênh truyền hình Netflix.