Cáp AAG là gì ? Vì sao nó đứt thì mạng Việt Nam lại chậm

Cáp quang AAG là hệ thống cáp quang biển quốc tế có tên gọi đầy đủ là Asia – America Gateway. Đây là mạng lưới cáp quang biển quốc tế xuyên lục địa với chiều dài lên tới 20.000km nối từ Đông Nam Á tới  đất liền của Mỹ.

Hệ thống cáp quang biển quốc tế được xem là một trong các hệ thống cáp quang vô cùng quan trọng hàng đầu không những với Việt Nam mà cũng mang tính trọng yếu với các nước khác ở khu vực Đông Nam Á. Cáp có băng thông lên tới 2,88 Tbit/s tốc độ rất lớn, 2 đầu kết nối của hệ thống có hai điểm là: điểm đầu tại nước Mỹ là Hawaii và điểm cuối chốt ở Hồng Kông – Đông Nam Á. Toàn bộ khoản phí đầu tư xây dựng hệ thống cáp AAG lên tới 600 triệu USD (một con số khổng lồ)

cap-quan-bien-AAG

Cáp AAG bị than phiền về việc thường xuyên bị hỏng và ngừng hoạt động kể từ lúc nó được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2009.Hầu hết việc ngừng hoạt động xảy ra ở đường dây nội địa Châu Á –tức giữa Hong Kong và Singapo.Với nhiều trục trặc xảy ra ở tại phân vùng Việt Nam trong khi đường dây giữa Hong Kong và Singapo thì hầu như không vấn đề.Đoạn giữa Philippin và Mỹ thì khá là ổn định.Không những Việt Nam,Các nước khác như Cam-pu-chia,Thái Lan và Mai-lai-xi-a, nơi mà hiện tại hầu như không có các phương án thay thế các vị trí để chuyển đổi phương tiện mạng Internet, ảnh hưởng gây trì trệ dịch vụ nghiêm trọng khi cáp AAG bị hỏng,Ngoài Hong Kong,Sin-ga-po, and Philipin,nơi được cung cấp bởi nhiều cáp nội địa Châu Á thì ít bị ảnh hưởng hơn.

Các trục trặc trên hệ thống cáp quang biển quốc tế thường có ảnh hưởng rất lớn đối tới chất lượng mạng của nước ta cũng như những quốc gia khác. Đấy là nguyên do ta thường thấy việc đứt mạng lưới cáp AAG sẽ khiến mạng giật, chậm hoặc lag,… tương đối nhiều. Việc khắc phục các sự cố cáp quang biển thưởng kéo dài hàng tuần, có khi lên tới hàng tháng do việc sửa chữa cáp AAG tương đối khó khăn. Tại những nơi có độ sâu lớn việc sửa chữa buộc phải sử dụng các loại máy móc thiết bị chuyên dụng, còn với chỗ nông thì thợ lặn có thể trực tiếp xuống sửa chữa.

Nguyên nhân xảy ra các sự cố đứt cáp biển AAG hầu hết không phải do cá mập như mọi người thường nói. Thông thường 70% những sự cố cáp mạng gây ra do neo của tàu biển vướng phải còn 30% còn lại do các tác nhân từ môi trường tự nhiên như: động đất, đá ngầm hoặc do các sinh vật biển,…

loi-cua-ca-di-tim-cap-quang-2

2011

Vào ngày 10 tháng 3,bộ phận cáp cách xa ngoài bờ biển Vũng tàu, điểm cáp nối với đất liền AAG bị hư hỏng gây trì trệ nghiêm trọng cho dịch vụ internet quốc tế đi qua Việt Nam và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.Vào ngày 27 tháng 3,tuyến dây cáp cuối cùng cũng được sửa,khôi phục lại toàn bộ công suất internet.

Cáp bị hỏng xảy ra ở ngoài bờ biển Vũng Tàu 2 lần nữa vào ngày 8 tháng 8 và 31 tháng 8,việc này gây trì trệ dịch vụ internet tại các vùng ở Đông Nam Á.

Vào ngày 2 tháng 10,một sự hư hỏng diễn ra ở tuyến cáp quang giữa Hong Kong và Philipin.Vì các đoạn cáp hình thành nên phần thân của cáp quang,thay vì là một nhánh dài,dịch vụ internet bị trì trệ cả Đông Nam Á.

2013

Vào ngày 20,Tháng 12 năm 2013,đường dây ngoài bờ biển Vũng Tàu lần nữa bị hỏng,Ảnh hưởng tới 60% bộ phận Internet quốc tế.

2014

Vào ngày 15,Tháng 7,2014,Bộ phận tuyến cáp ngoài bờ biển Vũng Tàu một lần nữa bị hỏng,Băng thông Internet tới các trạm quốc tế bị trì trệ.Giám đốc đại diện Công ty Viễn thông VNPT Việt Nam Nguyễn Hồng Hải đã nói: thời gian để chuẩn bị sửa chữa thì vẫn chưa được xác định.Vào ngày 27,Tháng 7,đường dây cuối cùng cũng được tu sửa,sớm hơn 3 ngày so với dự kiến.

Vào ngày 15,tháng 9,2014,một đoạn cáp giữa Vũng Tàu và Hong Kong bị hỏng,điều này được cho là đã gây chậm trễ mạng lưới mạng tại Malaysia, Singapo,Thái Lan, Bru-nây,Việt Nam, Hong Kong, Guam và Philipin.Trong báo cáo sớm hơn,việc cáp bị hỏng được xác nhận là tương tự với khu vực liên quan tới việc xảy ra ngày 15 tháng 7,Ngoài đường bờ biển gần Vũng Tàu.Một đại diện của Viễn thông FPT nói vụ việc xảy ra hầu như bị gây ra bởi các mỏ neo từ các tàu thuyền địa phương kéo lê dọc theo bờ biển và lên án về việc công nghệ thiết kế cáp kém chất lượng như là một nhân tố trong việc gây hỏng cáp nhiều lần.Báo cáo sau mâu thuẫn với báo cáo trước về hư hỏng ngoài bờ biển Vũng Tàu,đưa tin thay thế rằng tuyến cáp S1I ở ngoài bờ biển Hong Kong đã bị đứt.

Sáng kiến cho rằng tuyến cáp được sửa chữa trong vòng 20 ngày xảy ra vụ việc,Việc ửa chữa phải nhận một sự thất bại khi mà một chỗ hỏng mới lại được phát hiện.Chỗ hỏng mới, ở xa bờ biển Hong Kong 68 km,chỉ cách 4 km so với chỗ hỏng cũ.Vào ngày 3 tháng 10,2014 được cho là ngày sửa chữa toàn bộ dịch vụ mạng,với sự điều động sửa chữa cho tới hết tận ngày 5 tháng 10.

2015

Vào ngày 5,tháng 1,2015,Cáp bị hỏng một lần nữa ngay tại đoạn S1H -đoạn cáp kết nối Vũng Tàu với Hong Kong.Trạm tại Vũng Tàu đưa ra một giải pháp hỗ trợ tìm kiếm để các định vị trí nứt gãy.Tốc độ Internet trở lại bình thường một lần nữa khi mà lỗi được xác nhận và sửa chữa vào ngày 22,Tháng 1,năm 2015.  

Tốc độ Internet rất chậm chạp mà người dùng Việt Nam chịu đựng suốt kể từ thứ 5,ngày 23,tháng 4 năm 2015 không phải bị gây ra bởi một cáp ngầm bị đứt như đã được suy luận trước đó và việc này mất khoảng 3 tuần,tệ nhất là 1 tháng để sửa chữa.Đây là lần thứ 2 mà cáp ngầm gây khó khăn trong việc truy cập kết nối giữa Việt Nam-Mỹ và Châu Âu.Với sự gia tăng trong việc sử dụng Youtube và Facebook,Internet tại Việt Nam truy cập chậm trễ và xuất hiện các thông báo "Err-timed out" và "unable to find website",trở thành tin nhắn phổ cập khi truy cập vào website nước ngoài.

Việc ngừng hoạt động mạng một lần khác diễn ra vào ngày 26,tháng 5,cùng với lịch trình ngưng hoạt động để bảo trì kéo dài trong tháng 6.

Năm 2015 được xem như là một trong những năm phiền hà nhất về cáp ngầm biển AAG.Tuy nhiên,năm 2017 kế tục như là một năm với nhiều vụ ngưng hoạt động mạng nhiều nhất trong tuyến cápbkết nối giữa Mỹ-Châu Á.

2016

Tuyến cáp nối giữa Châu Á-Mỹ đã trải qua đợt bảo trì một lần nữa từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 28 tháng 6 năm 2016,Gây kết nối chậm Inrternet giữa Đông Nam Á và Bắc Mỹ.  

Vào ngày 2 tháng 8,2016 Cáp AAG một lần nữa bị cắn đứt,khoảng 90 km về phía Nam Trạm Lantau ở Hong Kong.Vụ việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của dịch vụ Internet tại Đông Nam Á.Việc sửa chữa được hoàn tất vào ngày 24 tháng 8 năm 2016.

2017

Vào ngày 8 tháng 1 năm 2017 tốc độ Internet biểu hiện chậm chạp kèm theo các vấn đề với cáp AAG.Sự trì trệ phát sinh bởi một vẫn đề xảy ra ở phía Nam bờ biển Vũng Tàu.Vấn đề được giải quyết vào 26 tháng 1 năm 2017.

Khoảng 3 tuần sau,sự hỏng hóc lần thứ 2 xảy ra vào ngày 18 tháng 2 tại một tuyến cáp giữa Việt Nam và Hong Kong.Nguyên nhân không được xác định và việc sửa chữa hoàn tất vào 7 tuần sau –tức ngày 6 tháng 4.

Thêm một việc ngưng hoạt động khác xảy ra vào ngày 27 tháng 8 năm 2017 sau lốc xoáy Hato và bão nhiệt đới  Pakhar (2017) đã gây ra đứt 2 đoạn trên phần S1 và S2 về hướng khu vực Nam Lantau (SLT) gây ra cho việc chuyển giao tín hiệu giữa Hong Kong và Đông Nam Á đến Guam bị chậm trễ.Hai đường dây cáp Internet khác kết nối giữa Đông Nam Á tới các vùng còn lại trên thế giới (SEA-ME-WE_3 và TGN-Intra Asia) cũng bị ảnh hưởng.Việc ngưng hoạt động gây chậm đường Internet nghiêm trọng suốt một tháng.Việc sửa chữa hoàn tất vào 26 tháng 9 năm 2017.

Chỉ 3 tuần sửa chữa,vào ngày 12 tháng 10 năm 2017,thông báo rằng AAG bị ngưng hoạt động vì có vấn đề ở các vùng lân cận Hong Kong.Việc kết nối được khôi phục vào ngày 24 tháng 10 năm 2017.

Đông Nam Á (chủ yếu vùng từ In-đô-Trung Quốc) kết nối tín hiệu tốt mạng Internet với Bắc Mỹ,được khôi phục trong vòng 2 tuần,khi mà vùng dây cáp AAG tại Việt Nam bị gián đoạn lần thứ 5 vào 2017 (ngày 7 tháng 11).Thời gian này-theo như báo chí Việt Nam đưa tin-" bị hỏng bởi một nhánh cáp từ thành phố Hồ Chí Minh”, mà sự thật là do tại một tuyến cáp ngoài bờ biển Vũng Tàu gây ra thêm một lần nữa.Việc sửa chữa được lên kế hoạch từ giữa ngày 28 tháng 11 cho đến ngày 2 tháng 12 năm 2017.Tuy nhiên,vì thời tiết xấu,việc sửa chữa  bị hoãn 2 lần,lần đầu là khoảng 14-18 Tháng 12 và một lần nào đó sau ngày 26 tháng 12,vì việc sửa chữa bằng thuyền sẽ có khuynh hướng gây hỏng cáp internet khác.

Việc ngưng hoạt động cáp AAG giữa tháng 11 đến tháng 12 sẽ là một kỷ lục của mọi thời đại vượt qua kỷ lục gần 7 tuần hư hỏng trước trong năm nay.

Năm 2017 cho đến nay là một trong những năm rắc rối nhất về cáp Internet giữa Châu Á và Mỹ.Trong tổng cộng các kết nối thì –trong các nước Đông Nam Á –bị gián đoạn trong năm 2017 ít nhất khoảng 157 ngày,hay chiếm 43% trong tổng số ngày cùng năm.Nếu như chỉ tính đến 6 tháng cuối của năm 2017,AAG đã hoạt động tồi tệ với việc ngừng hoạt động ít nhất khoảng 92 ngày,hay nói cách khác là hơn 50% khoảng thời gian trên (so với 157 ngày).

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang