Erica, robot hình người được dạy "cười đúng lúc" như người thật

Quân Kít

Để giúp Erica trở nên "có hồn" hơn, các nhà khoa học Nhật Bản đã dạy cho robot hình người "cười đúng lúc". Một rào cản khác trong giao tiếp giữa con người và robot đã được khắc phục.

Thông thường Robot được tạo ra nhằm để hỗ trợ loài người trong các tác vụ công việc, chẳng hạn như nâng tạ và nấu ăn, nhưng giờ đây robot được tạo ra để "cười" đúng lúc, đúng thời điểm.

Các nhà khoa học từ Đại học Kyoto của Nhật Bản hiện đang phát triển một hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp robot trông trở nên "có hồn" hơn khi có thể cười đúng lúc, đúng thời điểm trong lúc nói chuyện với con người. 

Robot hình người nói trên có tên là Erica. Cô là một robot chạy hệ điều hành Android được ra mắt vào năm 2015. Erica không chỉ được mệnh danh là robot Android xinh đẹp nhất mà còn thông minh. Erica còn được một số người coi là robot trông giống thật và hài hòa nhất khi mà cô có thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giọng nói tổng hợp của con người, biết chớp mắt và di chuyển mắt khi nghe con người nói.

Để làm cho tiếng cười của Erica có vẻ tự nhiên, Inoue và các đồng nghiệp cũng thu thập dữ liệu đào tạo từ hơn 80 cuộc đối thoại giữa nam sinh viên đại học và Erica, từ đó họ đã tạo ra bốn cuộc đối thoại âm thanh ngắn của robot hình người này.

Tiếp đó, đội ngũ này đã liệt kê ra một loạt các sắc thái về tiếng cười của cô bao gồm cười một mình, tiếng cười xã giao mà không có sự hài hước, chẳng hạn như tiếng cười lịch sự hoặc ngượng ngùng và tiếng cười vui vẻ. Cuối cùng, dữ liệu đó được sử dụng để huấn luyện hệ thống học máy quyết định Erica cười nên cười khi nào và cười như thế nào. 

Các nhà khoa học khẳng định rằng tiếng cười có thể giúp tạo ra những con robot có đặc điểm riêng biệt. Inoue cho biết: ““Chúng tôi nghĩ rằng robot có thể thể hiện điều này thông qua hành vi trò chuyện, chẳng hạn như cười, ánh mắt, cử chỉ và phong cách nói."

Việc dạy cho robot có cảm xúc, tâm trạng đã gây nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi mà người máy ở thời điểm hiện tại ngày càng trở nên "có hồn" hơn, cần có khoảng cách giữa người và robot.

 

Bài cùng chuyên mục