Meta công bố mô hình ngôn ngữ của mình LLaMa, chính thức tham chiến mặt trận siêu AI.
Meta đang phát hành mô hình ngôn ngữ AI của riêng mình có tên "LLaMA" nhằm chạy đua sau thành công của ChatGPT.
Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg cho biết mô hình AI của mình, viết tắt của "Large Language Model Meta AI" (Meta AI mô hình ngôn ngữ lớn). Mô hình này hoạt động dưới dạng mở, cho phép các nhà nghiên cứu có thể sử dụng miễn phí.
LLaMA cho phép người dùng tạo văn bản, trò chuyện, tóm tắt tài liệu bằng văn bản và các nhiệm vụ phức tạp hơn như giải các định lý toán học hoặc dự đoán cấu trúc protein.
Hiện tại, LLaMA sẽ tập trung cho 20 ngôn ngữ dùng bảng chữ cái Latinh và Cyrillic. Trong phần giới thiệu, mô hình của Meta đồi hỏi sức mạnh tính toán ít hơn các siêu AI đã ra mắt trước đó vớitối đa 65 tỷ tham số, bằng 1/3 so với ChatGPT, nhưng lại được huấn luyện trên 1.400 tỷ từ, cao gấp năm lần siêu AI của OpenAI.
Đáng chú ý trong thông cáo báo chí của Meta là một đề cập rõ ràng về những hạn chế của LLaMA và các biện pháp bảo vệ mà Meta đã sử dụng để phát triển nó. Meta cũng đề xuất các trường hợp sử dụng cụ thể, lưu ý rằng các mô hình nhỏ được đào tạo trên cơ sở ngôn ngữ lớn, như LLaMA, "dễ dàng đào tạo lại và tinh chỉnh hơn cho các trường hợp sử dụng sản phẩm tiềm năng".
Điều này có nghĩa là các lập trình viên có thể xây dựng các mô hình AI nhanh hơn và hiệu quả hơn mà không phải lo lắng quá nhiều về sự phức tạp của các quy trình cơ bản. Ngôn ngữ LLaMA sử dụng một phương pháp tiếp cận dựa trên mô hình, dựa trên ý tưởng xây dựng một mô hình AI và sau đó đào tạo nó bằng cách sử dụng một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép bạn tạo các mô hình AI có khả năng tự học, liên tục cải thiện khả năng của chúng.
Về phần mình, Google vẫn dang thử nghiệm Bard AI và nhanh chóng công bố cho người dùng. Các chuyên gia công nghệ cho biết, việc Big Tech áp dụng công nghệ AI có thể báo hiệu chatbot sẽ được nâng cấp trong tương lai.