Ngược lại với bảo bối của Doraemon, ChatGPT lại gây tranh cãi người dùng về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để thay thế các công việc truyền thống
ChatGPT là mô hình AI đã "làm mưa làm gió" trong khoản thời gian gần đây, điều này khiến dân tình phát hiện ra một điều trùng hợp liên quan giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo này với bộ truyện tranh nổi tiếng Doraemon.
Với trí tưởng tượng của Fujiko F. Fujio, những bảo bối của Doraemon qua những tập truyền khiến độc giả vô cùng thích thú và mong muốn có cơ hội trải nghiệm. Với sự phát triển của công nghệ từng ngày, những món bảo bối như điện thoại truyền hình, máy bay không người lái, công nghệ chụp ảnh lấy ngay máy,... đã dần bước ra đời thực, và gần đây nhất là ChatGPT.
Trong tập truyện thứ 17, ở mẫu truyền "Nhà báo Nobita", Doraemon đã "khoe" với Nobita một bảo bối thần kỳ, tương tự như chatbot của OpenAI. Với bảo bối này, người dùng có thể tạo ra một một quyển tạp chí của riêng mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Theo Doraemon, chiếc máy này sẽ học những tác phẩm, thông tin từ nhiều nguồn, sau đó sẽ chọn lọc nội dung và xuất bản một ấn phẩm dựa trên nguồn dữ liệu đã thu thập trước đó. Chưa hết, sản phẩm sau khi hoàn thành đảm bảo đủ độ hấp dẫn và thu hút nhiều độc giả.
Sau khi xem qua cách thức sử dụng mà Doraemon giới thiệu, có thể thấy được chiếc máy này hoạt động tương tự như ChatGPT, với từng quá trình như học hỏi kiến thức, thông tin từ nhiều nguồn, rồi đưa ra những yêu cầu của người dùng, như sáng tác văn thơ, truyện, viết code, giải toán,...
Ngược lại với bảo bối của Doraemon, ChatGPT lại gây tranh cãi người dùng về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để thay thế các công việc truyền thống. Bên cạnh đó, quan điểm đạo đức cũng được đánh dư luận dấy lên khi ChatGPT đưa ra những quyết định gây lo ngại cho người dùng.
Với phát hiện này, tác giả Fujiko F. Fujio một lần nữa được ví như một nhà tiên tri khi mà trước đó nhiều bảo bối trong bộ truyện Doraemon liên tục được phát hiện có cách thức hoạt động tương tư như một sản phẩm được tạo ra trong tương lai.