Thập niên 90, tức cách đây gần 20 năm, là khoảng thời gian vàng của các thương hiệu game nhập vai. Cho đến ngày nay, chúng đã trải qua những thay đổi đáng kể khác nhau
Game nhập vai đã trở thành một biểu tượng của thế giới trò chơi điện tử trong nhiều thập kỉ qua, và vẫn luôn tiếp tục phát triển qua nhiều giai đoạn. Trong khi những yếu tố cốt lõi như thám hiểm, chiến đấu và nhập vai vẫn mang tính quyết định chất lượng của một tựa game nhập vai, tầm nhìn và quy mô của thể loại này đã biến chuyển theo một hướng mà nhiều thể loại khác không có được, xuyên suốt từ thập niên 90 đến nay.
Thập niên 90 có thể xem là một quãng thời gian vàng cho dòng game nhập vai. Trong chu kì 10 năm đó (1990 - 2000), thế giới game đã có được những cái tên ấn tượng như Final Fantasy 7, Ocarina of Time, Baldur's Gate, Chrono Trigger, Diablo, ...
Đó có thể xem là một trong những thập kỉ tuyệt vời nhất cho các tựa game nhập vai mà thế giới từng chứng kiến. Thực tế nhiều thương hiệu vẫn còn tồn tại ngày nay, và những hướng phát triển của chúng đã giúp định hình nên các trò chơi điện tử trong suốt hai thập kỷ qua, không chỉ bó hẹp trong thể loại nhập vai.
Ngày nay, hầu như mọi tựa game đều phải chứa đựng một hình thức nhập vai nào đó, cho dù là những lựa chọn đối thoại, tìm kiếm trang bị khác nhau, hay tùy chỉnh một nhân vật. Các yếu tố này trải dài qua nhiều thương hiệu khác nhau, từ The Last of Us cho đến Call of Duty.
Sức ảnh hưởng mà thể loại nhập vai đã tác động lên ngành công nghiệp là điều không một thể loại nào so sánh được, và những cơ chế đó dường như đã ăn sâu vào các tựa game hiện đại. Khó có thể tưởng tượng một thế giới mà những tính năng đó không được thêm vào bởi các nhà phát triển, hay không được người hâm mộ kì vọng.
Thể loại nhập vai, về mặt cốt lõi, đã mở rộng theo hai hướng: Bề rộng và chi tiết. Những thế giới trong các game nhập vai luôn rộng lớn, nhưng cũng tương ứng với những giới hạn kĩ thuật ở thời điểm chúng được tạo ra. Dĩ nhiên, cũng có một số game nhập vai ra đời vào thập niên 90 với các thế giới thực sự khổng lồ - Daggerfall thậm chí còn có một bản đồ với kích cỡ của Vương quốc Anh.
Nghĩa là, phần lớn các thế giới đó thiếu đi sự đa dạng địa hình trong những tựa game ngày nay, từ những ngọn núi phủ tuyết trong Skyrim chuyển dần sang rừng cây rậm rạp, cho đến những đồng bằng rộng lớn trong Breath of The Wild chuyển thành các sa mạc.
Trong những năm gần đây, ngày càng dễ dàng hơn cho các hãng phát triển game sử dụng yếu tố kể truyện bằng môi trường trong các tựa game của họ, chủ yếu dựa vào lượng đối tượng mà các nhà phát triển có thể thêm vào một địa điểm. Khi ngành công nghiệp game đang dần bắt đầu quá trình chuyển hóa sang thế hệ phần cứng tiếp theo, cho phép nhiều chi tiết hơn được thêm vào game, điều đó sẽ càng phát triển hơn nữa.
Các thế giới không chỉ mở rộng, mà cả những câu chuyện của chúng. Nhiều tựa game nhập vai mới đã được ra mắt với những cốt truyện hấp dẫn hơn trước đây. Một trong những ví dụ điển hình nhất là The Witcher 3. Tự game này không chỉ mang lại một trong những chương truyện hay nhất trong lịch sử game thời gian gần đây, mà nó còn thay đổi hệ thống nhiệm vụ phụ vĩnh viễn, cho thấy game xử lý các tuyến truyện phụ tốt như thế nào.
The Witcher 3: Wild Hunt không chỉ cho thấy thể loại game nhập vai đã tiến xa như thế nào trong suốt nhiều năm qua, mà còn là thứ những tựa game khác bắt đầu tận dụng. Chỉ cần nhìn vào những nhiệm vụ phụ của Assassin's Creed Odyssey cuối năm ngoái mang lại, và sự cải tiến trong lối kể truyện của nó so với bản tiền nhiệm Origins như thế nào.
Game nhập vai sẽ tiếp tục tiến xa hơn, với những tựa game như Cyberpunk 2077 đang trở thành một ứng viên hứa hẹn cho những gì tương lai nắm giữ với thể loại này. Khi công nghệ bước sang thế hệ tiếp theo, các game thủ sẽ bắt đầu nhìn thấy những trò chơi chi tiết hơn, đầy đủ hơn và chân thực hơn. Sẽ luôn có một chút hoài niệm trong trái tim những người đã trải qua nhiều năm khám phá thể loại này như Link trong Ocarina of Time, nhưng tương lai luôn thú vị.