Những thương hiệu biểu tượng của Activision đã thay đổi văn hóa game

Lê Khoa

Cùng nhìn lại những thương hiệu game nổi bật nhất mà Activision từng phát hành

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Activision đã phát hành một số seri game được xem là lớn nhất trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử, và góp phần thay đổi nền văn hóa game. Bất kể mô hình kinh doanh hiện nay của hãng như thế nào, chúng ta không thể phủ nhận những thương hiệu đáng nhớ và được yêu thích nhất từng được Activision tung ra trên thị trường.

Guitar Hero

Mặc dù có thể hơi khó tin, nhưng lối chơi hấp dẫn và phổ biến của Guitar Hero là không thể chối từ. Seri này đã tạo nên một trào lưu cho thể loại game nhịp điệu khi ra mắt lần đầu trên PlayStation 2 vào năm 2015, được khen ngợi nhờ sự kết hợp bắt tai giữa các bản nhạc phổ biến và lối chơi theo nhịp, cùng với khả năng chơi lại không ngừng. Guitar Hero III: Legends of Rock là tựa game đầu tiên vượt qua cột mốc 1 tỷ đô-la doanh thu, đánh dấu sự nổi bật của seri trong vai trò kẻ dẫn đầu.

Legends of Rock mang đến một trong những danh sách nhạc hay nhất của Guitar Hero, hoàn toàn vượt trội so với những phần trước của seri, và được ra mắt sau khi Activision công bố việc mua lại nhà phát triển thương hiệu này, RedOctane - đánh dấu một điểm khởi đầu tốt đẹp cho hãng tiến lên phía trước với tựa game bán chạy nhất mọi thời đại khi đó, nhưng cũng là hướng đi khiến cho doanh thu dần đi xuống.

Quyết định trở thành công ty mẹ của RedOctane của Activision đã mang đến cho chúng ta những tựa game GuitarHero đáng nhớ ngày nay, và cung cấp cho các nhà phát triển thương hiệu này nhiều tài nguyên hơn và tiếp xúc như một cái tên nổi tiếng. Những phần mới nhất trong seri, như Guitar Hero World Tour, đã không suy giảm chất lượng, dù không bao giờ đạt tới tiêu chuẩn thành công được thiết lập bởi Legends of Rock đã từng tưởng là không thể.

Khi so sánh với RockBand, Guitar Hero vẫn duy trì sự phổ biến ổn định hơn so với những tựa game tương tự cho đến khi doanh thu của nó bắt đầu giảm sút vào năm 2009, dấu hiệu cho sự gián đoạn kéo dài của nó vào năm 2011. Bất kể phiên bản mới nhất, Guitar Hero Live, thiếu đi một số yếu tố và có một bước đi táo bạo bằng việc thêm vào yếu tố "Trực tiếp", trong đó những bài hát được trình diễn cho khán giả ở buổi hòa nhạc/lễ hội mà phản ứng dựa theo độ chính xác của màn trình diễn từ người chơi, seri vẫn nằm trong trái tim của rất nhiều game thủ như một trong những tựa game nhịp điệu đáng nhớ ở phương Tây.

Prototype

Prototype có thể không phải là seri mà mọi người nghĩ ngay tới khi nhắc về Activision, nhưng chắc chắn nó đã mang đến một số thứ độc đáo. Phần đầu tiên trong seri diễn ra ở Manhattan, với nhân vật chính là Alex Mercer, một người biến hình không có chút hồi ức nào về quá khứ của mình, và thành phố đang bị chiếm đóng bởi Blacklight, một con virus tạo ra quái vật mà người chơi phải đánh bại trong những màn chiến đấu đậm tính giải trí và cực kì đẫm máu. 

Seri Prototype được nhớ đến bởi lối chơi tốc độ cao và vui nhộn, khi cả hai phần game đều mang lại một trải nghiệm lối chơi hấp dẫn nằm trong hệ thống chiến đấu của chúng. Nó còn được nhớ đến bởi khả năng di chuyển tự do cực nhanh. Phần 2 mở rộng hơn và rời xa Manhattan, đồng thời tập trung vào sự tiến hóa khi nhân vật chính phát triển các khả năng và càng trở nên "bá đạo".

Call of Duty

Đây có lẽ là thương hiệu không cần đến sự giới thiệu, và mặc dù cộng đồng hâm mộ đã bị chia rẽ trong quá trình phát triển thương hiệu, mà có lẽ cụ thể hơn là trong khoảng 6 năm gần đây với sự giảm sút chung về cảm nhận chất lượng và sự hưởng ứng của người hâm mộ với các phần như Ghosts, Infinite Warfare và Advanced Warfare, sau đó tìm lại được một phần nào đó sự thành công với Black Ops 4 và WW2.

Bất chấp biến động, Call of Duty vẫn bán chạy hàng năm và có một vài phiên bản trong số đó được xem là những tựa game FPS chất lượng nhất. Những phần chơi như Modern Warfare 2 đã mang đến phần chơi chiến dịch vô cùng chất lượng, phần chơi multiplayer gần như hoàn chỉnh, và một chế độ Spec-Ops thú vị. 

Những phần khác như Black Ops, Black Ops 2, Modern Warfare và World at War cũng là những cái tên đáng chú ý với phần chơi multiplayer ổn định, sự xuất hiện và chiếm lấy đỉnh cao của chế độ Zombies từ Nacht Der Untoten cho đến Mob of the Dead, những nhân vật đáng nhớ trong phần chơi chiến dịch như Viktor Reznov, và những bản đồ như Terminal, Favela, Nuketown, ... đều là những ví dụ điển hình của các chiến trường FPS hỗn loạn và thiên tài.

Dù trở nên tốt hơn hay tệ hơn, Call of Duty vẫn được xem là đỉnh cao thành công của Activision trong vai trò nhà phát hành, với tên tuổi gắn liền với thương hiệu FPS này. Call of Duty đã mở đường cho nhiều tựa game FPS multiplayer khác, đưa ra quyết định khó khăn khi loại bỏ hoàn toàn chế độ chơi chiến dịch, chỉ bán phần chơi trực tuyến và (trong trường hợp của Black Ops 4) chế độ zombies để rồi tự tạo ra lối đi riêng, tiếp tục nhận được nội dung DLC trong gói Season Pass.

Nay, Activision đang cảm thấy rất tự tin về dự án game Call of Duty: Modern Warfare sẽ ra mắt cuối năm 2019 này, do Infinity Ward phát triển. Dù cho thương hiệu nói trên sẽ phát triển như thế nào đi chăng nữa, những gì nó đã dựng nên từ lúc ra mắt phần game đầu tiên đến nay là một điều đáng kinh ngạc.

Tony Hawk

Những tựa game dựa trên các phương tiện khác hay các ngôi sao thường có một lịch sử thất bại theo đủ cách, nhưng các tựa game lướt ván Tony Hawk lại là một trường hợp khác, dù rằng có một sự sụt giảm trong những năm gần đây. Từ seri Pro Skater cho đến các tựa game Underground, người chơi thường phải đạt được điểm số cao nhất có thể bằng cách kết hợp một số mẹo biểu diễn khác nhau một cách chuẩn xác để tăng điểm - một công thức đơn giản nhưng vẫn mang tính khuyến khích để người chơi liên tục cố gắng vượt qua chính mình.

Những mẹo này cũng tăng cường một thanh đặc biệt ở một vài tựa game, cho phép thực hiện những mẹo đặc biệt, thu về được nhiều điểm hơn so với các mẹo thường. Những tựa game Pro Skater gốc ban đầu còn có chế độ Arcade, trong đó vượt qua việc tìm cách kiếm điểm, người chơi phải thu thập các món đồ và thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Đáng tiếc rằng từ năm 2018, Tony Hawk đã không còn hợp tác với Activision nữa, sau khi xác nhận trên Twitter nhằm phản hồi lại những đề nghị của người hâm mộ về một bản làm lại/Remaster.

Skylanders

Seri Skylanders có thể xem là một định hướng khá kì lạ, nhưng lại rất thành công. Cho đến tận ngày nay, nó vẫn vô cùng phổ biến với các bản DLC sưu tầm đặc biệt dành cho trẻ con. Việc chuyển đổi nhân vật để sử dụng các kĩ năng độc đáo, hoặc điều khiển những sinh vật vui vẻ để giải trí là một tiến trình khá thú vị, mặc dù sẽ rất tốn kém nếu muốn trải nghiệm nhiều nhân vật nhất có thể, và khám phá mọi ngóc ngách của các thế giới trong game.

Các tựa game Skylanders đã vạch ra một con đường đi cho trẻ em và những người hâm mộ sưu tập, nhưng cũng mang lại một trải nghiệm game đi cảnh 3D thú vị và đơn giản cho các game thủ thông thường khác. Rất nhiều đứa trẻ sẽ lớn lên và nhớ lại những tựa game này, và một số game thủ cũng có thể thử lại bản gốc để rồi tiếp tục yêu mến thương hiệu dễ thương này. 

Skylanders không phải lựa chọn hàng đầu của mọi người cho một tựa game đáng nhớ hoặc đặc biệt của Activision, nhất là với các game thủ lớn tuổi hoặc thích "hardcore". Nhưng với những đứa trẻ hoặc những ai yêu thích phong cách chơi này, các tựa game do Vicarious Visions phát triển thực sự rất đáng kinh ngạc.

KL Jackarl

Bài cùng chuyên mục