Những thương hiệu mà Naughty Dog có thể sẽ không đụng đến nữa

Trong hơn 37 năm tồn tại, Naughty Dog đã tạo ra nhiều thương hiệu mang tính biểu tượng, mà đa phần trong số đó dường như không còn nhận được sự chú ý của nhà phát triển game lâu đời này nữa

Kể từ khi thành lập vào năm 1984, Naughty Dog đã phát triển danh tiếng một cách ổn định trong ngành công nghiệp game nhờ vào sự xuất sắc trong sáng tạo và tiên phong trong tiến bộ công nghệ. Gần như mọi cái tên hãng tạo ra, như Crash Bandicoot, Uncharted và The Last of Us đều trở thành các thương hiệu được game thủ yêu thích. Kể từ sau khi Sony mua lại vào năm 2001, Naughty Dog đã trở thành nhà phát triển game PlayStation thành công nhất.

Có rất nhiều yếu tố góp phần giúp cho Naughty Dog tìm được chỗ đứng trên thị trường game hiện nay. Bên cạnh mong muốn chấp nhận rủi ro với những thương hiệu mới, áp dụng hoàn toàn công nghệ 3D vào thập niên 90, và sớm áp dụng công nghệ ghi hình chuyển động chỉ là một vài trong số rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công của hãng.

Tuy vậy, sự đổi mới thường đi kèm với sự thay thế hoàn toàn, do đó không có gì lạ khi lịch sử Naughty Dog cũng được định hình bởi quyết tâm sẵn sàng bỏ lại những thương hiệu được yêu thích. Với việc hãng đang chuẩn bị có sự hiện diện lớn trên PlayStation 5, hãy cùng LagVN nhìn lại tất cả những thương hiệu đã mở đường cho Naughty Dog ngày hôm nay.

Những thương hiệu mà Naughty Dog có thể sẽ không đụng đến nữa

Naughty Dog thời trước PlayStation

Với vị trí hiện tại của Naughty Dog, rất dễ để quên mất rằng lịch sử của hãng tồn tại trước PlayStation cả thập kỷ. Trong quãng thời gian đó, hãng mài giũa kỹ năng của mình khi đang hợp tác cùng những đối tác lớn như Apple, EA và Sega. Dưới cái tên ban đầu là JAM Software, được lấy cảm hứng bởi hai người sáng lập, hãng đã cho ra mắt một số trò chơi từ 1985 đến 1987 dành cho các nền tảng như Apple II, DOS và Atari ST, bao gồm Math Jam, Ski Crazed và Dream Zone. Trong một nỗ lực tự tách mình ra khỏi những sản phẩm ban đầu, do sự đón nhận không mấy tích cực, hãng lấy tên Naughty Dog vào năm 1989. Cũng trong năm đó, hãng làm game vừa đổi tên đã tung ra trò chơi nhập vai phiêu lưu với chủ đề hài hước Keef the Thief. 

Những thương hiệu mà Naughty Dog có thể sẽ không đụng đến nữa 2

Cả phiên bản đó lẫn phần nối tiếp theo là Rings of Power đều không được đón nhận tích cực, khiến Naughty Dog tạm ngừng việc làm game trong nhiều năm. Cuối cùng, sự im lặng đã được phá vỡ bởi Way of the Warrior ra mắt năm 1994, tựa game đối kháng dành cho hệ máy 3DO đã góp phần định hình nên nền tảng cho tương lai của hãng. Do thiếu đi sự thành công cả về doanh thu lẫn đánh giá từ giới phê bình, phần lịch sử này của Naughty Dog có lẽ sẽ không bao giờ được nhắc đến nữa.

Thực tế rằng phần lớn những con người sáng tạo đã góp phần xây dựng nên hãng trong thập niên 80 đều đã rời khỏi công ty từ lâu. Vấn đề bản quyền cũng đã được chú trong hơn sau gần 40 năm trôi qua kể từ khi những tựa game này được tạo ra. Tất cả đều khiến cho những trò chơi đời đầu khó có cơ hội quay trở lại. Thay vào đó, rất có thể những bối cảnh đã định hình nên kỷ nguyên này của Naughty Dog sẽ được tái sử dụng cho các dự án mới.

Những thương hiệu mà Naughty Dog có thể sẽ không đụng đến nữa 3

Crash Bandicoot

Sau những canh bạc ban đầu, Naughty Dog đã cảm nhận được danh tiếng toàn cầu lần đầu tiên với seri Crash Bandicoot. Được phát hành trong sự cộng tác giữa Sony và Universal Interactive, tựa game Crash Bandicoot đầu tiên ra mắt năm 1996 nhanh chóng phát triển thêm 2 phần tiếp theo cũng thành công không kém.

Nhờ vào quyết định biến thương hiệu này thành trò chơi đi cảnh 3D của Naughty Dog, Crash ngay lập tức tỏ ra vượt trội so với những cái tên như Mario và Sonic. Sau khi cố gắng bám trụ trong ngành công nghiệp này, Naughty Dog đã thành công trong việc tạo ra linh vật đầu tiên của PlayStation, đồng thời giúp xây dựng nền tảng cho đế chế tương lai của Sony.

Những thương hiệu mà Naughty Dog có thể sẽ không đụng đến nữa 4

Khi đạt tới vị trí này, quyền khai thác thương hiệu Crash của Naughty Dog đã chấm dứt do các thỏa thuận bản quyền với Universal vào năm 1999, sau khi ra mắt Crash Team Racing. Nay, khi Activision Blizzard đang trong quá trình sát nhập vào Microsoft, Crash Bandicoot một lần nữa trở thành thương hiệu thuộc bên thứ nhất.

Trong một bước ngoặt từng tưởng chừng như không thể nghĩ đến, rất có thể linh vật đầu tiên của Sony sẽ không còn góp mặt trên các nền tảng PlayStation sau này. Tuy vậy, trước khi những kế hoạch của Microsoft được công bố, rất khó có thể nghĩ đến việc Naughty Dog sẽ quay trở lại seri này. Với những cách biệt bổ sung giữa hai nền tảng, gần như chắc chắn điều đó sẽ không thể xảy ra.

Những thương hiệu mà Naughty Dog có thể sẽ không đụng đến nữa 5

Jak and Daxter

Để tránh lặp lại những sai lầm liên quan đến bản quyền như của Crash, Naughty Dog đã chính thức gia nhập vào các hãng phát triển của Sony năm 2001. Có được nền tảng từ thành công của seri trước đó, hãng quyết định tạo ra một seri game đi cảnh mới với nhiều cơ chế hành động và yếu tố cốt truyện hơn. Kết quả là Jak and Daxter: The Precursor Legacy ra mắt vào cuối năm đó trên PlayStation 2. Bên cạnh Ratchet and Clank của Insomniac Games, và Sly Cooper của Sucker Punch, seri của Naughty Dog nhanh chóng trở thành bộ ba góp phần định hình nên mái nhà console thứ hai của Sony với rất nhiều game thủ.

Những thương hiệu mà Naughty Dog có thể sẽ không đụng đến nữa 6

Tiếp nối bằng hai phần tiếp theo với nhiều cơ chế thế giới mở hơn, và một tựa game đua xe spin-off, Naughty Dog đã tận dụng việc ra mắt PS3 như một cơ hội tái định hình bản thân lần nữa. Jak and Daxter sau đó đã phải tạm gác lại một bên để hãng có thể tập trung vào việc xây dựng chuyến phiêu lưu cho Nathan Drake.

Trong một nỗ lực để tạo ra tựa game Jak 4, Naughty Dog cuối cùng đã chọn The Last of Us để thay thế. Với việc luôn trăn trở với viễn cảnh quay trở lại thương hiệu Jak and Daxter suốt một thời gian dài, thật khó để nói liệu Naughty Dog đã thực sự từ bỏ seri này hay chưa. Dựa trên những hạn chế về sáng tạo trong việc quay lại một seri có tên tuổi, nhiều khả năng một hãng game mới sẽ được lựa chọn để tiếp tục chuyến phiêu lưu của cặp đôi này.

Những thương hiệu mà Naughty Dog có thể sẽ không đụng đến nữa 7

Uncharted

Có lẽ quyết định tạo ra thương hiệu game phiêu lưu Uncharted của Naughty Dog là một trong những quyết định để đời, góp phần định hình nên quỹ đạo phát triển của PlayStation sau này. Ngày nay, những trải nghiệm thiên về cốt truyện góc nhìn thứ ba đậm chất điện ảnh đã trở thành một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư của Sony.

Những cái tên như God of War 2018, Ghost of Tsushima và Horizon Forbidden West đều bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó bởi những chuyến phiêu lưu của Nathan Drake. Mặc dù Uncharted vẫn còn là một phần lớn trong những kế hoạch của Sony, như bộ phim điện ảnh vừa ra mắt gần đây, có những bằng chứng cho thấy thời gian của Naughty Dog dành cho thương hiệu này đã chấm dứt.

Những thương hiệu mà Naughty Dog có thể sẽ không đụng đến nữa 8

Dựa trên việc hãng đón nhận vai trò phát triển chính cho Uncharted: Legacy of Thieves Collection trên PS5 vài tháng trước, đó có thể là một tuyên bố táo bạo. Nhưng nếu những tin đồn và rò rỉ nội bộ gần đây đáng tin cậy, hãng hiện đang thực hiện một số dự án The Last of Us và một thương hiệu mới phía sau hậu trường. Như vậy, rất có thể một nhà phát triển khác sẽ được kêu gọi để tiếp tục với thương hiệu Uncharted, và Naughty Dog sẽ hỗ trợ bằng việc giáp sát.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang