Assassin's Creed Valhalla đã phần nào cho thấy quyết tâm của Ubisoft trong việc cân bằng giữa lối chơi phiêu lưu hành động và các yếu tố nhập vai, với kết quả làm hài lòng số đông người hâm mộ
Kể từ khi ra mắt vào năm 2007 đến nay, thương hiệu Assassin's Creed đã trải qua rất nhiều thay đổi cả trong lối kể truyện, cơ chế chơi và nhiều thứ khác. AC Origins thậm chí còn tạo ra bước đột phá lớn khi giới thiệu các cơ chế nhập vai cho thương hiệu nổi tiếng với lối chơi phiêu lưu - hành động này, và AC Odyssey nỗ lực hoàn thiện những sự bổ sung đó. Với Assassin's Creed Valhalla, có vẻ như hướng tiếp cận này đã đạt được sự cân bằng giữa những tựa game Assassin's Creed mới và cũ - một hướng tiếp cận giúp cho game trở nên trọn vẹn. Điều này thể hiện trong gần như mọi thứ, từ cuộc xung đột giữa hai phe Assassin và Templar (Hay trong trường hợp này là Hidden Ones và Order of the Ancients), hệ thống chiến đấu, cơ chế lối chơi, thám hiểm, và nhiều thứ khác.
Có lẽ khía cạnh tuyệt nhất của điều này là sự tùy biến cho trải nghiệm người chơi. Giờ đây người chơi không chỉ có thể chọn điều khiển giữa Eivor nam, nữ hoặc để animus quyết định, mà còn có thể tùy chỉnh độ khó cho việc khám phá, chiến đấu và hành động bí mật hoàn toàn riêng biệt. Điều này giúp cho câu chuyện của Eivor dần trở thành câu chuyện của chính người chơi. Tuy nhiên, cách truyền tải cốt truyện của Valhalla còn là một thứ vô cùng độc đáo. Thay vì dòng nhiệm vụ thông thường, người chơi sẽ tham gia vào các chương theo dạng một mô hình thu nhỏ, nhưng cốt truyện tổng thể đã giúp kéo những câu chuyện nhỏ hơn thành một thứ thật sự hấp dẫn. Với sự tổng hợp của cốt truyện hiện đại, câu chuyện về Hidden Ones, việc ổn định chỗ ở của gia tộc Eivor trên đất Anh, và nhiều thứ khác, rất nhiều bộ phận chuyển động đã đan xen nhau một cách nhuần nhuyễn.
Một lý do khiến cho điều này tỏ ra hiệu quả chính là cách kể chuyện dựa theo môi trường chuyên nghiệp trong Assassin's Creed Valhalla. Người chơi hoàn toàn hòa mình vào thế giới game, tìm hiểu về nó giống như Eivor và gia tộc Raven. Khu định cư và quá trình phát triển của nó đóng vai trò lớn cho điều này, khi Eivor tiến hành các vụ cướp và thu thập của cải để mua những nâng cấp, và bằng cách đó mở rộng thêm mọi yếu tố của trò chơi, từ chiến đấu cho đến cốt truyện tổng thể của nó. Valhalla đã rất thành công trong việc xây dựng nên một nước Anh vô cùng bí ẩn, và mặc dù vẫn còn một vài điểm tương đồng xuất hiện ở vài chỗ, việc khám phá thế giới qua những con sông, chạy dọc theo các vùng quê trên một con thú cưỡi, hay tiến vào một thành phố mới, tất cả đều thúc đẩy cơ chế khám phá của game đến những giới hạn tốt nhất có thể.
Tuy vậy, việc xây dựng nơi ở không phải lý do duy nhất để người chơi tiếp tục thực hiện các vụ cướp. Eivor sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi khám phá thế giới của Assassin's Creed Valhalla nhờ vào trang bị và hệ thống kĩ năng gắn liền với việc khám phá. Trong một tựa game nhập vai truyền thống, ý tưởng của việc phải mở rộng thế giới để thu thập thêm các kĩ năng chiến đấu tầm xa lẫn cận chiến, cũng như các vũ khí và trang bị tốt nhất để kết hợp với những kĩ năng đó có thể tương đối lạ lẫm, và điều này góp phần giúp cho Assassin's Creed Valhalla mang cảm giác giống như một tựa game "nhập vai phiêu lưu - hành động" hơn là chỉ "nhập vai - hành động" thôi. Để kiểm soát việc khám phá đó, từng khu vực trong AC Valhalla đều được đánh dấu với một cấp độ sức mạnh, và cách duy nhất để tăng cấp độ sức mạnh của Eivor là trải nghiệm và khám phá thế giới để mở khóa các điểm kĩ năng.
Có thể nói, đó là một lối chơi vòng lặp vô cùng thỏa mãn, giúp game không còn mang lại cảm giác cày ải như của Assassin's Creed Odyssey, tiếp tục hoàn thiện những cơ chế đã được phát triển trong phần game đó và trong những tựa game trước đó. Cây kĩ năng trong AC Valhalla sẽ mất một lúc để làm quen, vì người chơi sẽ phải thúc đẩy tiến trình game bên cạnh nó, trước khi nhìn thấy được thứ gì có thể mở khóa tiếp theo, nhưng cũng có thể reset lại bất kì lúc nào. Điều này có nghĩa là người chơi có thể tối ưu hóa phong cách chơi của họ để cải thiện các kĩ năng, nhưng đồng thời, những ai không muốn đào sâu vào phong cách chơi theo kiểu xây dựng một hướng nhân vật cụ thể có thể lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên, mà không gặp phải hệ quả gì cả. Hơn nữa, nhân vật Eivor có thể được xem là nhân vật chính hấp dẫn nhất trong những phần sau này của seri Assassin's Creed.
Trước đây trong Assassin's Creed Odyssey, cho dù chơi Alexios hay Kassandra đều có một cảm giác trống trải đối với người chơi. Sở dĩ như vậy là vì game phải tính đến lựa chọn của người chơi, mà ở AC Valhalla tuy vẫn tương đối quan trọng, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tính cách của Eivor. Nhân vật chính trong Valhalla rõ ràng có suy nghĩ của riêng họ, thường thể hiện qua những hành động riêng, và các sự kiện diễn ra xung quanh. Assassin's Creed Valhalla đã giúp cho Eivor có cá tính và thú vị hơn, đồng thời vẫn mang trên mình niềm tin vào những thần thoại Bắc Âu. Gần như mọi khía cạnh trong game đều đan xen vào nhau, gắn liền tiến trình cốt truyện với khám phá, khám phá với hành động bí mật, hành động bí mật đến cảm giác kinh điển của dòng game Assassin's Creed trước đây, và hơn thế nữa. Việc nói AC Valhalla là tựa game tham vọng nhất của Ubisoft từ trước đến nay cũng chẳng sai, nhưng như vậy không có nghĩa là nó hoàn hảo.
Một điều khiến cho Assassin's Creed Valhalla không mang lại cảm giác phiêu lưu - hành động kinh điển chính là cơ chế parkour. Thay vì có cảm giác giống như nằm trong máu của Connor trong AC 3, hay bậc thầy chạy tự do như Arno trong AC Unity, nó vẫn giữ cảm giác của AC Odyssey. Nó không trực quan như các tựa game trước đây, và không có nhiều khu vực tự nhiên cho phép chạy tự do trong game. Do đó, hoàn thành và thu thập các mảnh Codex trong Assassin's Creed Valhalla mang cảm giác cưỡng ép, và mặc dù một số người có thể nói rằng đó là do Eivor mang bản chất của một Viking hơn là một sát thủ, cũng không thể chối bỏ cảm giác thiếu mượt mà như các game trước đây. Và một điểm trừ khá phổ biến khác nữa chính là lỗi. Nó không tệ như AC Unity khi mới ra mắt, nhưng cũng có một vài khoảnh khắc kẻ thù lẫn đồng minh đi xuyên tường, kẻ địch đi trên không khí, phải chờ kẻ thù và các đồng minh AI để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, ... Tất cả đều khiến người chơi có cảm giác AC Valhalla cần thêm một chút thời gian nữa để phát triển, nhưng với bản vá ngày đầu đã sửa được nhiều vấn đề, những điểm trừ này sẽ sớm được cải thiện.
Khi Assassin's Creed Origins giới thiệu cơ chế nhập vai, và Assassin's Creed Odyssey thúc đẩy nó thêm nữa, Assassin's Creed Valhalla đã mang trở lại cảm giác chung của việc làm một sát thủ từ những tựa game có cốt lõi hành động - phiêu lưu. Thực sự bằng việc tập trung vào yếu tố phiêu lưu và khám phá của thương hiệu, Assassin's Creed Valhalla đã trở thành phiên bản đúng nhất trong những năm gần đây. Game hiện đang phát hành trên PC, PS4, Xbox One, Google Stadia, Xbox Series X và PS5.