900 loài vi khuẩn đang "mắc kẹt" dưới sông băng có khả năng gây ra đại dịch trong tương lai
Biến đổi khí hậu thậm chí còn trở nên đáng sợ hơn thế.
Các nhà khoa học sửng sốt khi phát hiện ra hơn 900 loài vi khuẩn chưa từng xuất hiện đang ẩn mình bên trong các sông băng trên Cao nguyên Tây Tạng. Phân tích bộ gen của vi sinh vật cho thấy một số loài có khả năng sinh ra đại dịch mới, nếu sự tan chảy nhanh chóng do biến đổi khí hậu giải phóng chúng khỏi nhà tù băng giá.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã lấy mẫu băng từ 21 sông băng trên Cao nguyên Tây Tạng - một khu vực có độ cao lớn ở châu Á nằm giữa dãy núi Himalaya ở phía nam và sa mạc Taklamakan ở phía bắc. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã giải trình DNA của các sinh vật cực nhỏ bị nhốt bên trong băng, tạo ra một cơ sở dữ liệu khổng lồ về bộ gen vi sinh vật mà họ đặt tên là danh mục Bộ gen và gen sông băng Tây Tạng (TG2G). Đây là lần đầu tiên một cộng đồng vi sinh vật ẩn trong sông băng được giải trình tự gen.
Xem thêm: Xác voi ma mút 30.000 năm tuổi còn nguyên da và lông được tìm thấy tại một mỏ vàng Canada
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 968 loài vi sinh vật bị đóng băng trong băng - chủ yếu là vi khuẩn trong tảo, vi khuẩn nấm, các nhà nghiên cứu báo cáo ngày 27 tháng 6 trên tạp chí Nature Biotechnology. Nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên hơn, khoảng 98% những loài đó là hoàn toàn mới đối với khoa học.
Bài cùng chuyên mục