Lịch sử của Riot Games, từ công ty lớn nhất cho tới bê bối lớn nhất

Lịch sử hình thành của công ty đứng sau Liên Minh Huyền Thoại, Valorant mà có thể bạn chưa biết.

Riot Games đã được tôn vinh vì Liên Minh Huyền Thoại - tựa game đã gắn liền với tên tuổi của mình. Bên cạnh đó, việc xoay sở để phát triển thành công nền esports của tựa game này cũng là một thành tích đáng tự hào. Điều tương tự cũng có thể được gán cho Valorant, tác phẩm game FPS đầu tiên của công ty thuộc thể loại này. Nhưng, Riot Games cũng đã vướng vào rất nhiều tranh cãi, bao gồm cả những cáo buộc liên quan đến phân biệt giới tính trong công ty.

Trong bài viết này, Lagvn sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn về lịch sử hình thành của Riot Games, LMHT và những bộ phim mà họ làm ra trong suốt những năm qua, kể từ khi Riot thành lập vào năm 2006.

Riot Games được hình thành như thế nào

Được thành lập bởi hai người bạn cùng phòng tại đại học Nam California là Brandon Neck Marc Merrill, cặp đôi này đã nhận được số tiền 1,5 triệu đô la Mỹ tài trợ từ bạn bè, gia đình và những nhà đầu tư để khởi động nên Riot Games. Một cửa hàng cơ khí cũ tại Santa Monica, California đã được sửa sang lại để biến thành văn phòng ban đầu của công ty.

Lịch sử của Riot Games 1
Chân dung hai nhà sáng lập Brandon Neck và Marc Merrill

Beck và Merrill đã xác dịnh rằng Riot sẽ phải khác với những studio game đang có mặt trên thị trường: đa phần những studio game này sẽ tạo ra một phiên bản game mới dựa trên những phiên bản cũ thay vì hỗ trợ cập nhật cho đúng 1 tựa game. Cả hai đều muốn khởi chạy những tựa game miễn phí và thu tiền nhờ các giao dịch trong game mà họ có thể thêm vào một cách thường xuyên. Điều quan trọng của họ lúc này là tìm được một nhóm có chung niềm đam mê và đủ khả năng để tạo ra một trò chơi tuyệt vời. Người đầu tiên gia nhập công ty này là Steve Feak, một trong những nhà phát triển đời đầu của Dota (Defence of the Ancients) - một biểu tượng của dòng game MOBA hiện tại. Hai nhà sáng lập Riot Games cũng đã nhanh chóng đứng ra tổ chức một giải đấu Dota tại kí túc xá của USC và đã để mắt đến Jeff Jew, một thí sinh tham dự. Tuyển thủ này đã được thuê làm thực tập sinh của Riot Games và bắt đầu làm việc với thứ mà sau này trở thành Liên Minh Huyền Thoại.

Liên Minh Huyền Thoại ra đời như thế nào

Ban đầu, ngành công nghiệp game đã bị sốc với khái niệm của Riot về Liên Minh Huyền Thoại, một tựa game miễn phí hoàn toàn thuộc thể loại MOBA. Một nhóm nhỏ đã bắt đầu làm việc nhằm tạo ra một "bản mẫu" LMHT để chắc chắn rằng các quĩ đầu tư sẽ ngày càng nhiều hơn. Vào năm 2008, một năm sau khi quá trình này bắt đầu, Riot đã có màn hợp tác với Tencent để đưa LMHT vào Trung Quốc.
Xem thêm: LMHT: Bị chỉ trích vì quá xinh đẹp, nữ BLV nổi tiếng không khỏi bức xúc trên sóng stream

Lịch sử của Riot Games 2
LMHT ngày đầu trông như thế này đây

Riot Games cũng trong thời gian đó đã công bố LMHT trong giai đoạn thử nghiệm với 17 vị tướng có sẵn để chơi. Sau khi thu thập ý kiến phản hồi của người chơi, LMHT đã chính thức được phát hành ở Bắc Mỹ với 40 vị tướng xuất hiện. Gần như ngay lập tức, tựa game này đã trở nên phổ biến nhờ vào danh sách tướng đa dạng, miễn phí và sự cạnh tranh mạnh mẽ của nó. Vào năm 2014, tựa game này có khoảng 67 triệu người chơi hàng tháng, cao hơn gấp đôi so với tổng số người chơi cả năm trong 2012. Thay vì độ phổ biến giảm dần theo năm tháng, tựa game này lại càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Hiện tại, LMHT đang có khoảng hơn 100 triệu lượt người chơi hàng tháng trên toàn thế giới.

LMHT cũng có một nền esports cực kì phát triển, và nó chính là giải đấu esports phổ biến nhất trên thế giới với lượng người xem cao hơn bất kì tựa game nào trong bối cảnh hiện tại. Giải CKTG năm 2021 của tựa game này đã trở thành giải đấu esports có lượng người xem cao nhất với hơn 4 triệu người.

Sự ra mắt của Valorant

Sau sự thành công của esports LMHT, Riot đã quyết định đi tiếp theo định hướng ấy đối với đứa con FPS của mình. Có thể nói, Valorant là một tựa game lai giữa cơ chế sử dụng kĩ năng của Overwatch và cơ chế mua súng của dòng game CS:GO.

Lịch sử của Riot Games 3
Valorant đã đạt được sự thành công vô cùng lớn trên toàn cầu

Cũng giống như nền thể thao điện tử của LMHT, Valorant cũng có những đội tuyển đỉnh cao tranh tài trong các giải vô địch khu vực và quốc tế. Theo như Steam Hachet, trận chung kết giữa Sentinels Fnatic tại giải đấu Valorant Champions Tour đã vượt hơn 800 nghìn người theo dõi, và con số này vẫn tiếp tục tăng lên trong tương lai khi Valorant càng thêm phổ biến hơn nữa.
Xem thêm: Valorant bị lên án gay gắt vì ngay ngày lễ tưởng niệm diệt chủng của Armenia lại cho ra mắt đặc vụ mới

Riot Games và ồn ào phân biệt giới tính, văn hóa độc hại

Riot Games trước đây chỉ được biết đến với việc đổi mới ngành công nghiệp game và thể thao điện tử, nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm 2018. Cựu nhân viên của Riot, Kristen Fuller, đã đăng tải một bài blog nêu rõ việc các nhân viên nữ tại Riot bị đồng nghiệp nam quấy rối và không được trả lương như họ, cùng với đó là việc thăng tiến chức bị cản trở.

"Nhiều phụ nữ đã tâm sự với tôi về việc bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, về việc họ bị tát, bị dòm ngó tại các bữa tiệc hoặc bị cưỡng hiếp tại các sự kiện của Riot. Lúc đầu, mọi thứ đều rất sốc nhưng sau đó lại trở thành bình thường", cô chia sẻ.

Lịch sử của Riot Games 4
Hình ảnh người biểu tình tại trụ sở của Riot

Nhiều phụ nữ khác đã sớm trải qua những việc này. Một cựu nhân viên khác có tên Meagan Marie chia sẻ trên Tumblr về rất nhiều những cáo buộc phân biệt giới tính tại Rito. Các nhân viên nam được cho là đã công khai thảo luận về "sự hấp dẫn giới tính" của những vị tướng mới được tạo ra trong LMHT. "Mọi thứ tệ dần tỉ lệ thuận với thời gian tôi làm việc tại Riot. Tôi không đi chơi với đồng nghiệp sau các sự kiện vì các câu lạc bộ thoát y dường như là điểm đến chung. Họ hỏi tôi mất trinh ở độ tuổi nào và đó cũng là cuộc trò chuyện mà họ thấy thích hợp trong các buổi đi ăn nhóm. Những nhân viên mà tôi không hề biết tới đã hỏi về đời sống tình dục của tôi."

Riot Games đã ngay lập tức gửi lời xin lỗi công khai và hứa rằng sẽ loại bỏ chuyện phân biệt giới tính. Nhưng cuối cùng, chỉ có một vài người liên quan bị đuổi việc và CEO của họ là Scott Gelb - người từng dính vào rất nhiều bê bối quấy rối tại công ty lại chỉ bị "treo giò" 2 tháng mà thôi.

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang