Loài cá "dị dạng" có thể nuốt con mồi lớn hơn mình nhờ chiếc "miệng siêu to khổng lồ"

Đại dương chứa đầy những sinh vật với kỳ lạ. Trong số đó có một loài cá chình hình thù dị hợm với miệng khổng lồ có thể nuốt chửng con mồi lớn hơn chúng.

Được mệnh danh là cá chình bồ nông và có tên khoa học là Eurypharynx pelecanoides, một loài cá bí ẩn sống sâu dưới đại dương ở các vùng nhiệt đới và ôn đới trên khắp thế giới. Theo Viện Hải dương học Woods Hole, loài cá này sống ở độ sâu khoảng 500 đến 3.000 mét và đã từng sống cách đây khoảng 390 triệu năm trước, có thể là tổ tiên sớm nhất của loài người. 

Loài cá "dị dạng" có thể nuốt con mồi lớn hơn mình nhờ chiếc "miệng siêu to khổng lồ"

Joel Llopiz, nhà hải dương học thủy sản và nhà sinh thái học cá ấu trùng tại Woods Hole, chia sẻ đặc điểm thú vị của là cá này chính là kích thước miệng khổng lồ, có thể há miệng chiều dọc tương tự như chiếc muỗng nằm thẳng đứng 90 độ. Điều này giúp loài cá này có thể nuốt chửng những con mồi lớn hơn kích thước của nó. Chưa hết, cá chình  bồ nông cũng có một dạ dày rất co giãn để có thể chứa một lượng thức ăn tương đối lớn.

Khi cá chình bồ nông phát hiện ra con mồi, nó sẽ phồng miệng lên giống như một quả bóng bay, tạo ra hình thù như một cái túi khổng lồ hoạt động giống như một cái lưới. Với chiếc bụng đói của mình, loài cá này có thể nuốt chửng loạt động vật giáp xác nhỏ, mực hoặc thậm chí là rong biển cùng một lúc.

Loài cá "dị dạng" có thể nuốt con mồi lớn hơn mình nhờ chiếc "miệng siêu to khổng lồ"

Theo Llopiz, chiếc miệng "rộng" này chiếm khoảng 1/4 chiều dài cơ thể của loài cá này. Đồ sâu ở đại dương càng lớn, các sinh vật biển càng ít đi, vì thế chiếc miệng rộng không được "ưng mắt" này cũng là một vũ khí săn mồi vô cùng hữu ích, mà cá chình bồ nông có thể lưới một loạt con mồi khác nhau trong một hệ sinh thái có rất ít nguồn thức ăn.

Cá chình bồ nông chỉ có thể phát triển với chiều dài hơn 1 mét. Ban đầu, loài cá này được đặt tên của loài chim bồ nông, nhưng ngày nay nó còn được gọi là cá chình gulper, cá bồ nông, lươn bồ nông, hoặc cá miệng ô, mỗi cái tên đều được đề đến cái miệng "khổng lồ" ấn tượng.

Cá chình bồ nông sở hữu thân hình thuôn dài với bộ máy sáng ở đầu đuôi. Đôi mắt của nó nhỏ nhưng nằm về phía mõm. Bộ hàm khổng lồ của chúng bao gồm nhiều hàng răng nhỏ. Vây lưng của chúng thường có màu đen, với một số đường trắng hoặc khoảng trống ở hai bên. Một dạng đột biến đặc biệt trong chi Eurypharyngidae là Lươn Bồ Công.

Ở tuổi trưởng thành, cá chình đực phải chịu đựng những thay đổi như mở rộng cơ quan khứu giác và suy giảm răng và hàm, trong khi đó, con cái không tiến hóa nhiều.

Loài cá "dị dạng" có thể nuốt con mồi lớn hơn mình nhờ chiếc "miệng siêu to khổng lồ"

Loài cá chình này được phân biệt bởi đôi mắt lác và sau đó là cấu trúc phát quang sinh học ở đỉnh của vây. Có vẻ như không rõ cơ quan phát quang sinh học này thực hiện chức năng gì, nhưng nó có thể hỗ trợ chúng thu hút con mồi.

Hiện tại tuổi thọ của loài cá chình bồ nông này chưa được xác định, tuy nhiên chúng dành phần lớn cuộc đời của mình để tìm kiếm bạn tình. Khi mộ con đực trưởng thành, chúng sẽ được phát triển các cơ quan khứu giác lớn hơn, giúp chúng phát hiện ra mùi của con cái tốt hơn. 

Loài cá "dị dạng" có thể nuốt con mồi lớn hơn mình nhờ chiếc "miệng siêu to khổng lồ"

Điều thú vị là những con đực cũng rụng những chiếc răng nhỏ trong khoảng thời gian này, có thể là do cơ thể của loà cá này đang chuyển hướng toàn bộ năng lượng để phục vụ cho quá trình sinh sản. Các nhà nghiên cứu cho rằng những con lươn này sẽ chết ngay sau khi giao phối.

Với môi trường sống dưới đáy biển sâu khó tiếp cận, nên khả năng để thấy được loài cá chình "dị dạng" này là vô cùng thấp, tuy nhiên loài cá này cũng không tránh khỏi các mối đe dọa từ hoạt động của con người.

Trong số những mối đe dọa này là biến đổi khí hậu, đang ảnh hưởng đến lượng thức ăn đến các sinh cảnh biển sâu cũng như nhiệt độ của chúng.  Một mối đe dọa khác mà cá chình có thể phải đối mặt trong tương lai là đánh bắt cá. 

 

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang